Bao giờ nàng về?
Nàng nhìn ngày viết thì nhận ra là cùng ngày xuất phát của nàng. Tức
nghĩa, nàng vừa bước chân ra khỏi thành, Cố Cửu Tư liền bắt đầu suy nghĩ
chuyện nàng trở về.
Nàng nửa cười nửa mếu lật sang trang thứ hai. Trên trang giấy là nét chữ
chỉ có thể xem như đúng quy củ chứ không được tính là đẹp của Cố Cửu
Tư:
Thiên trọng sơn, vạn trọng sơn, sơn cao thủy viễn nhân vị hoàn, tương tư
phong diệp đan[2].
Chú thích
[1] Ngày xưa, có trường hợp các vị tướng lĩnh trước giờ ra trận phải lập
quân lệnh trạng: nếu xuất binh mà bại trận thì sẽ chịu xử trảm, có khi còn bị
tru di tam tộc. Tương tự như Liễu Ngọc Như quyết tâm mang lời về, nếu lỗ
thì dùng cả đời bù.
[2] Ngàn dãy núi, vạn dãy núi, núi cao sông dài người chưa về, ôi rừng
phong tương tư úa đỏ. Câu này phóng tác từ bài thơ Trường Tương Tư Kỳ I
của Đặng Túc (cũng có nguồn bảo là của Lý Dục), một vị quan thanh liêm
thời nhà Tống. Câu thơ nguyên gốc là: Nhất trùng sơn, lưỡng trùng sơn,
sơn viễn thiên cao yên thuỷ hàn, tương tư phong diệp đan. Dịch nghĩa: Một
dãy núi, hai dãy núi, núi xa trời cao nước mây buồn, ôi rừng phong tương
tư úa đỏ.