tượng ấy và đặc biệt họ quét sơn dầy đến nỗi sóng biển nhiều năm ròng rã
cũng không thể làm bong hết hoặc làm hư sơn.
Thực ra, những người thợ chạm các pho tượng cho tàu thủy kia chính là
những nhà thơ của biển cả và là những nhà thơ của nghề nghiệp bản thân
họ. Không phải ngẫu nhiên mà trong gia đình một người thợ chạm như vậy
đã xuất hiện một trong những nhà điêu khắc vĩ đại nhất của thế kỷ mười
chín, bạn của Andersen là Albert Thorvaldsen
[2]
, người Đan Mạch.
Chú bé Andersen đã trông thấy những tác phẩm điêu luyện của những tay
thợ chạm không phải chỉ trên những con tàu mà cả trên những ngôi nhà ở
Odense. Chắc hẳn ở Odense, ông đã biết ngôi nhà cổ lỗ, nơi người ta khắc
niên hiệu xây nhà trên một tấm gỗ dày trong tấm khung bằng những bông
hồng và những bông tulip. Cũng ở đó, người ta đã khắc vào gỗ cả một bài
thơ và trẻ con đã học thuộc bài thơ đó. Còn những người thợ giày bao giờ
cũng đóng giày từng đôi.
Cha Andersen làm nghề đóng giày, nhưng trên cửa nhà ông không treo
hình con đại bài hai đầu. Chỉ có những người thợ có chân trong phương bạn
mới có quyền treo những tấm biểu như vậy, mà cha Andersen thì quá
nghèo, không có tiền góp với phường.
Andersen lớn lên trong cảnh bần hàn. Niềm tự hào duy nhất của gia đình
Andersen là sự sạch sẽ đặc biệt trong nhà họ, chiếc thùng đất hành mọc um
tùm và vài chậu cảnh trên các cửa sổ.
Trong các chậu cây, hoa tulip nở. Hương của hoa lẫn vào trong chiếc
chuông đổ hồi, tiếng búa thợ giày của người cha, tiếng trống dồn dập của
những người lính đánh trống bên đồn binh, tiếng sáo của anh nhạc công
lang thang và những bài hát khàn khàn của những tay phù thủy đang đang
dẫn những chiếc xà lan thô kệch vào trong vịnh biển lân cận.
Trong tất cả cái muôn màu muôn vẻ của những con người, những sự kiện
tủn mủn, màu sắc và âm thanh vây quanh một chú bé tính tình lặng lẽ,
Andersen đã tìm được cớ để nghĩ ra đủ mọi thứ chuyện.