thế mạng chúng tôi thì từ nay dòng dõi chúng tôi sẽ xin chừa tép ra không
ăn, để tỏ lòng nhớ ơn!
Dã Tràng không ngờ có sự báo đáp quá hậu như thế, sung sướng nhận
lấy ngọc rồi về.
Khi đến bờ sông, Dã Tràng muốn thử xem công hiệu của viên ngọc
mới, liền cứ để nguyên quần áo đi xuống nước. Ông dạo cảnh hồi lâu rồi
cầm viên ngọc khoắng vào nước biển nhiều lần để xem hiệu quả thế nào.
Hôm đó, Long Vương và các triều thần đang hội họp ở thủy phủ bỗng
thấy nhà cửa lâu đài tự nhiên rung động cơ hồ muốn đổ. Ai nấy đều nháo
nhác không hiểu duyên cớ. Vua lập tức truyền cho thuộc hạ đi dò la sự tình.
Bộ hạ Long Vương theo con đường sóng ngầm lọt vào cửa sông thì
thấy Dã Tràng đang cầm ngọc khoắng vào nước. Mỗi lần khoắng như thế,
họ cảm thấy xiêu người nhức óc. Tuy biết thủ phạm, họ cũng không dám
làm gì, chỉ tiến đến dùng lời nói khéo mời ông xuống chơi thuỷ cung.
Gặp Long Vương, Dã Tràng cho biết đó là mình chỉ làm thử để xem
phép có hiệu nghiệm chăng. Long Vương và triều thần nghe nói, ai nấy đều
xanh mặt. Nếu hắn làm thật thì thuỷ phủ sẽ không còn gì nữa. Vì thế, Long
Vương đãi Dã Tràng rất hậu, ông muốn gì có nấy. Cho đến lúc ra về, Long
Vương còn đem vàng bạc cống tiến rất nhiều để mong ông nể mặt.
Dã Tràng lên khỏi nước có thuộc hạ của Long Vương tiễn chân về tới
tận nhà mới trở lại. Bà con xóm giềng thấy ông không những bình an mà
còn trở nên giàu có thì ai cũng lấy làm mừng cho ông. Từ đó Dã Tràng rất
quý hai viên ngọc. Ông may một cái túi đựng nó và luôn luôn đeo ở cổ.
Một hôm, Dã Tràng đi bộ nửa ngày đường đến nhà một người bà con
ăn giỗ. Lúc đến nơi, Dã Tràng sờ lên cổ mình mới nhớ là mình vì vội quá
nên đã bỏ quên mất túi ngọc ở nhà. Ông không thể nào an tâm ngồi ăn