- Dưa nhiều như vậy, hai người lại làm mệt mà sao không bứt lấy dưa
mà ăn?
Vợ chồng nghèo đáp:
- Chẳng giấu gì, chúng tôi còn phải dành dưa để bán lấy tiền mua thóc
giống đem trả nợ bà cụ đã có ơn giúp chúng tôi.
Sau đó hai vợ chồng tiếp tục giãi bày với Xen Cha về tình cảnh của
mình. Biết rõ đầu đuôi mọi chuyện, Xen Cha không dám xin dưa ăn nữa.
Khi trở về mường Bun, Xen Cha đem chuyện mình được chứng kiến nói lại
cho vua Then nghe. Vua Then cảm động, bèn sai Xen Cha trở lại mường
Lúm mua hết tất cả nương dưa chín của vợ chồng nghèo nọ để đem lên
mường Bun. Sau đó, vua Then sai người đem hạt của giống dưa này vãi
xuống mường Lúm để ai ai cũng có thể ăn được thứ dưa ngon.
Có tiền bạc rồi, hai vợ chồng nghèo mua thóc giống, trả hết nợ cho bà
cụ và có chút của ăn của để. Hằng ngày, họ vẫn bên nhau cặm cụi tiếp tục
trồng dưa. Đến mùa dưa chín, ai đi qua nương dưa cũng khen dưa thơm và
ngọt. Vốn sẵn lòng thơm thảo, lại nhớ tới cảnh ngộ trước đây khi nghèo
khó luôn được mọi người giúp đỡ nên ai xin dưa là hai vợ chồng biếu ngay.
Tiếng lành đồn xa tận chín suối. Người khắp các nơi kéo nhau tới xin giống
dưa của hai vợ chồng. Vụ dưa năm ấy, hai vợ chồng biếu hết cả nương dưa,
chỉ còn sót lại một quả bị lấp ở trong bụi rậm.
Có một bà cụ người Dao, cũng muốn xin dưa về để làm giống, tìm gặp
họ. Người chồng mới hái nốt quả dưa còn sót lại, đưa biếu bà cụ và bảo là
không lấy tiền. Người vợ nói rằng:
- Lấy dưa về làm giống trồng thì phải trả tiền. Nếu không, sợ sau này
dưa ra sẽ không sai quả.
Nghe thấy người vợ nói có lý, bà cụ người Dao trả cho họ ít xu lẻ rồi
mang dưa về trồng. Từ đó, trên nương của người Dao, người Mông mới có