Chàng là một người lịch thiệp:
- Anh đã thích thì ắt em phải thích. Không thích thì em cũng phải
chiều anh mua đôi dép này.
- Gớm! Mình... sao mình tình tứ thế? Ừ thì mình mua đi, cần gì!
Những buổi đi chơi sau, Hải nói trước:
- À này! Có hàng bán coóc-sê đẹp chưa này. Em có muốn mua một
chiếc không? Mua đi, rồi chúng mình đi ăn.
- Thôi, tôi lạy mình. Mình phí phạm quá. Đi ra đàng này, đi.
Bởi vì Trâm đã cho là phí phạm, Hải mua ngay cái coóc-sê đắt tiền nhất
cho mà xem.
- Không sợ, không sợ. Cái tình ở với nhau là quý, chứ đồng tiền anh
không cần!
Trâm đánh đu vào tay Hải:
- Mình ơi, mình yêu quý ơi... Mình yêu em lắm nhỉ, em sẽ đền cho
mình nhé...
Những câu chuyện của Trâm và Hải nói trong những buổi đi chơi mát đại
khái đều như thế cả. Nói xong rồi, tiền trả rồi, họ lại đi như không có gì xảy
ra.
Vào hồi đấy, Hà Nội có những ngày rất đẹp, không nắng, không mưa,
không gió- những ngày êm dịu, đi ngoài đường mà tưởng như là ở trong
nhà. Người ta không thấy mặt trời. Chỉ ở trên ngọn cây cao lắm mới có gió
gieo vào những lá cây xanh rờn: người ta bảo đó là mùa thu sắp tới. Đi
quanh quẩn và đi bước một ở giữa sự vật mà người ta trông thấy là một sự
việc rất nên thơ.
- Cửa hàng ở bên trái, cửa hàng ở bên phải, cửa hàng ở trước mặt, cửa
hàng ở sau lưng. Chúng ta lại xem đi.
Hải đã nói đúng. Hà Nội có lắm cửa hàng thực. Những cửa hàng ấy phần
lớn là để cho đàn bà dùng. Hình như bởi tại đàn bà thấy nhiều sự cần dùng
hơn đàn ông. Có thứ dù bằng lụa vạch tím trông rất đẹp; có những quần đùi