TRUYỀN KỲ MẠN LỤC - Trang 113

Truyền kỳ mạn lục

NGUYỄN DỮ

Kỳ La hải khẩu ngâm hồn đoạn,

Cao Vọng sơn đầu khách tứ sầu.

Dịch:

Kỳ La cửa bể hồn thơ đứt,

Cao Vọng đầu non dạ khách buồn. (38)

Ý lời như giọng trào phúng của họ Nguyên họ Bạch, (39) thể chữ như lối triện lệ của ông Lưu ông

Tư, (40) nhưng rút lại chẳng hiểu định nói gì. Hán Thương cả giận, sai đốt cháy núi; núi cháy hết vẫn

không thấy gì, chỉ thấy con hạc đen lượn trên không bay múa. Sau cha con họ Hồ gặp phải tai họa

đều đúng như lời thơ.

Người tiều phu ấy có lẽ là kẻ sĩ đắc đạo đó chăng?

Lời bình:

Than ôi! Có cái thần để biết việc sau, có cái trí để giấu việc trước, (41) đó là việc của thánh nhân;

tiều phu tuy là bậc hiền nhưng đâu đã được dự đến hạng ấy. Tuy nói việc táng bại của nhà Hồ, đúng

như là bói cỏ, bói rùa (42), nhưng chẳng qua là nghiệm với lẽ trời, chứng với lòng người, nói nhiều

may ra thì tin, đó là cái lẽ đời như vậy. Kẻ làm vua chúa nên lấy sự chính lòng mình để làm cái gốc

chính triều đình, chính trăm quan, chính muôn dân, đừng để cho kẻ xử sĩ (43) phải bàn ra nói vào là

tốt hơn cả.

Chú thích

1) Thần Môn: người giữ việc mở cửa thành buổi sớm. Sau Khổng Tử dùng để chỉ một hiền sĩ thời

Xuân thu thấy đời rối loạn không làm gì nữa nên lánh đời, ẩn thân làm việc đó.

Tiếp Dư: tên tự Lục Thông người đời Sở Chiêu vương, giả cách rồ dại không chịu ra làm quan,

người đương thời gọi là Sở cuồng (người cuồng nước Sở).

Thái Hòa: một dật sĩ cuối đời Đường, họ Lâm, cũng giả làm bộ ngông cuồng để che giấu tung tích.

Tương truyền sau cưỡi hạc lên tiên.

2) Khai Đại: niên hiệu của Hồ Hán Thương, từ 1403 đến 1407.

3) Triệu, Tào: Triệu Phổ và Tào Bân đều có công giúp Tống Thái Tổ thống nhất thiên hạ, dựng cơ

nghiệp nhà Tống, sau đều làm Tể tướng.

4) Vương, Tạ: Vương Đạo và Tạ An đều làm quan to đời Tấn, hai nhân vật nổi tiếng phú quý phong

lưu thời đó.

5) Bạn đỏ hầu xanh, nguyên văn là "thanh nô hồng hữu". Thanh nô là một chiếc gối làm bằng trúc

xanh, mùa hè để dựa lưng hay gác tay chân cho mát. Hồng hữu là một thứ rượu.

6) Nam Dương: tên quận, đời Tam quốc. Gia Cát Khổng Minh ở ẩn trong lầu cỏ tại Nam Dương.

Lưu Bị ba lần đến mời, ông giúp Lưu Bị lập nên cơ nghiệp nhà Thục Hán.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.