Truyền kỳ mạn lục
NGUYỄN DỮ
dung, Quảng che mặt không cho vẽ. Ông từng nói: Quốc chính hiện nay ở trong tay bọn hoạn quan,
đó là thời nào mà mình lại ra làm quan?
22) Kiềm Lâu: một hiền sĩ nước Tề, đời Xuân thu, ở ẩn, không chịu làm quan. Nhà rất nghèo, khi
chết chỉ có một cái chăn để liệm, hễ che kín đầu thì hở chân, kín chân thì hở đầu.
Vệ Giới: danh sĩ đời Tấn, người đẹp, tính ôn hòa nhưng chết trẻ, khi mới 27 tuổi.
Viên Tinh: Theo sách Lã thị xuân thu, Viên Tinh Mục, một kẻ sĩ ở phương nam, đi giữa đường bị đói,
nằm lả đi. Một tên ăn trộm trông thấy, đưa cơm cho ăn. Tinh Mục tỉnh lại, biết người cho ăn là kẻ
trộm, liền nói: Ta không thèm ăn miếng cơm bất nghĩa của người. Rồi gượng dậy cố nôn ọe ra
nhưng không được, sau đó gục đầu xuống chết.
Phụng Thiến: tên tự của Tuân Xán đời Ngụy. Vợ Xán rất đẹp, Xán rất yêu quý. Mùa đông vợ Xán bị
bệnh phát nhiệt, Xán ra sân đầm hơi lạnh để vào ấp cho vợ được mát. Sau vợ chết Xán cùng chết
theo.
23) Nói việc nhà Minh giả danh giúp nhà Trần khôi phục ngôi vua, đưa Trần Thiêm Bình về định
cướp nước ta, nhưng bị Hồ Hán Thương đánh thua, phải giao nộp Trần Thiêm Bình rồi xin lui quân.
24) Lão Qua: nước Lào.
25) Đại lý: một quốc gia của người Thái, thành lập và tồn tại khoảng thế kỷ 12, 13, 14 ở Vân Nam.
26) Vụ Quang: người đời Hạ. Vua Thành Thang đánh được vua Kiệt nhà Hạ, đem thiên hạ nhường
cho Quang, Quang không nhận đeo đá gieo mình xuống sông giả cách tự tử rồi ẩn náu biệt tích.
Quyên Tử: người nước Tề, ở ẩn tại Nham Sơn, học được đạo tiên, tương truyền có tài làm mưa làm
gió.
Trên đây ý nói đó là những người ẩn dật vĩnh viễn.
27) Long Đỗ: tức Thăng Long (Hà Nội ngày nay).
An Tôn: tên làng nay thuộc huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa. Nhà Hồ xây Tây Đô ở đây.
28) Kim Âu: cung Kim Âu tức cung Bảo Thanh ở làng Kim Âu. Hồ Quý Ly xây dựng cung điện này
tốn kém nên bị đời sau phê phán.
29) Hoa Nhai: Hồ Quý Ly xây thành Tây Đô, bốn cửa đều bằng đá vân nên gọi là Hoa Nhai.
30) Sông Đáy: tức sông Tiểu Đáy chảy từ huyện Sơn Dương, Tuyên Quang về qua địa phận các
huyện Lập Thạch và Tam Dương (nay thuộc tỉnh Phú Thọ). Tháng 8 năm Kiến Tân thứ 2 (1399) đời
Trần Thiếu đế, Nguyễn Nhữ Cái nổi dậy ở vùng sông Đáy chống triều đình, quân đông đến hàng
vạn. Sau bị Nguyễn Bằng Cử đánh tan. Nguyễn Bằng Cử người Bắc Ninh, làm đến chức Đông lộ yên
phủ sứ đời Trần.
31. Cổ lâu: Hồ Quý Ly cắt đất 59 thôn ở khu Cổ Lâu cho nhà Minh. Cổ Lâu chưa rõ vùng nào.
32. Nguyễn Bằng Cử: xem chú thích 30, cùng bài.
33. Hoàng Hối Khanh: đậu Thái học sinh đời Trần, sau làm quan với nhà Hồ.