Truyền kỳ mạn lục
NGUYỄN DỮ
(19) Đỗ Nhuận (1446-?): người xã Kim Hoa, huyện Kim Hoa, nay thuộc xã Kim Hoa, huyện Mê
Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân năm Quang Thuận thứ 7 (1466). Thời Lê
Thánh Tông làm quan đến chức Thượng thư, Đông các đại học sĩ, Tao đàn phó nguyên súy.
(20) Ông Trần ở Ngọc Tái: chưa rõ tiểu sử.
(21) Đàm Thận Huy (1463-1526): hiệu Mặc Trai người làng Ông Mặc, huyện Đông Ngàn, nay là
thôn Ông Mặc, xã Hương Mạc, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất
thân năm Hồng Đức thứ 21 (1490), làm quan đến chức Lễ bộ Thượng thư, khi nhà Mạc đoạt ngôi
nhà Lê ông lui về Bắc Giang mộ binh chống lại. Việc không thành, ông uống thuốc độc tự tử; có thi
tập.
(22) Vũ Quỳnh (1453-1497): người xã Mộ Trạch huyện Đường An, nay là thôn Mộ Trạch, xã Tân
Hồng, huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Dương. Đỗ Hoàng giáp niên hiệu Hồng Đức thứ 9 (1478), làm
quan đến chức Binh bộ Thượng thư, Quốc tử giám Tư nghiệp, Quốc sử quán Tổng tài.
(23) Nguyễn ức Trai: tức Nguyễn Trãi. Xem chú thích 3, Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây.
(24) Sái Thuận (Sái còn đọc là Thái) (1441-?): người xã Liễu Lâm, huyện Siêu Loại, nay thuộc xã
Song Liễu, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, đỗ Đệ tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân năm Hồng
Đức thứ 6 (1475), nhiều năm làm quan ở viện Hàn lâm, sau giữ chức Tham chính sứ Hải Dương, hội
viên Hội Tao đàn. Sái Thuận tự là Nghĩa Hòa, hiệu Lục Khê, biệt hiệu Lã Đường, hiện còn tập Lã
Đường di cảo.
(25) Xem chú thích 1, cùng truyện.