TRUYỀN KỲ MẠN LỤC - Trang 159

Truyền kỳ mạn lục

NGUYỄN DỮ

(6) Quân thiều: khúc nhạc trên trời. Thiều: khúc nhạc; Quân: Quân thiên; vùng trời trung ương, nơi

ở của Thượng đế, ý nói đêm thường chiêm bao lên chốn cung trời, được vua cho nghe khúc nhạc trên

trời.

(7) Kiều Sơn: Hoàng đế, vị vua thời Thái cổ của Trung Quốc mất, táng ở Kiều Sơn, nhưng quan tài

chỉ có mũ áo, kiếm, tương truyền Hoàng Đế đã thăng thiên. ở đây nói về lăng mộ vua Thánh Tông.

(8) Phú Cao đường của Tống Ngọc, một nhà từ phú nước Sở thời Chiến quốc. Trong tác phẩm nói

đến cuộc hội ngộ mây mưa giữa thần núi Vu Sơn và Sở Hoài Vương.

(9) Ca Thất tịch: của Trương Lỗi (1054 - 1114), một thi nhân đời Bắc Tống, chịu ảnh hưởng nhiều

của Bạch Cư Dị, Trương Tịch, thơ văn bình dị, giàu tính nhân văn. Ông đỗ Tiến sĩ khoảng niên hiệu

Hy Ninh (1068 - 1077), từng làm đến chức Thái thường Thiếu khanh. Ông có tên hiệu là Kha Sơn, tự

là Văn Tiềm, người đương thời còn gọi là Uyển Khâu tiên sinh. Thiên tôn: chỉ Chức Nữ.

(10) Hiến Tông: vua thứ sáu nhà Lê, ở ngôi: 1498 - 1504.

(11) Hằng Nga là vợ Hậu Nghệ, lấy trộm thuốc trường sinh của Vương mẫu mà nuốt rồi bay lên

cung trăng, Hậu Nghệ nắm áo kéo lại nhưng không được. Câu thơ "Bình hải thanh thiên dạ dạ tâm"

là của Lý Nghĩa Sơn đời Đường.

(12) Lộng Ngọc là con gái Tần Mục công, vợ Tiêu Sử. Thẩm á Chi trong năm Thái Hòa đời Đường,

một hôm ngủ trưa ở nhà trọ, chiêm bao thấy Tần Mục Công triệu tới, nói Tiêu Sử đã chết, đem Lộng

Ngọc gả cho, ở với nhau được một năm, Lộng Ngọc cũng mất; tỉnh dậy hóa ra một giấc mơ.

(13) Lục Châu: vợ lẽ của Thạch Sùng. Khi bị Triệu Vương Luân cưỡng bức lấy về, nàng gieo mình từ

trên lầu cao xuống tự tử. Thôi Giao khi thương tiếc người mình yêu bị bán vào nhà quan Liêu suy Vu

Định có câu: Lục Châu thùy lệ thấp la cân (Nàng Lục Châu nhỏ lệ ướt khăn là).

(14) Vũ Hậu Thổ: đời Đường Vũ Hậu chiếm ngôi vua của con. Bà có tính hoang dâm; người bấy giờ

đặt chuyện thần Hậu Thổ nằm với trai là Vi An Đạo để nói cạnh Vũ Hậu.

(15) Chuyết Am: tên hiệu vua Lý Tử Tấn (1378-1454), người làng Triều Đông, huyện Thượng Phúc

(Thường Tín, Hà Tây ngày nay), đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) năm 1400 đời nhà Hồ, sau làm quan nhà

Lê đến chức Hàn lâm.

(16) Vu Liêu: Nguyễn Trực (1417-1473), tự là Công Dĩnh, Vu Liêu có lẽ là hiệu; người làng Bối

Khê, huyện Thanh Oai (nay thuộc Hà Tây), đỗ Trạng nguyên năm Đại Bảo thứ 3 (1442), làm quan

dưới thời Lê Thánh Tông đến chức Hàn lâm viện Thừa chỉ, Trung thư lệnh kiêm Quốc tử giám Tế

tửu, từng đi sứ Trung Quốc, có thi tập.

(17) Tùng xuyên: chưa rõ là ai.

(18) Cúc Pha: tên hiệu của Nguyễn Mộng Tuân (?-?), người làng Phủ Lý, huyện Đông Sơn (nay

thuộc Thanh Hóa), đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) năm 1400 đời Hồ, làm quan đời Lê đến chức Khinh xa

đô úy, Tả nạp ngôn, có tập thơ Cúc Pha.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.