hương đến Giêruxalem, đã sống 47 năm sám hối ở sa mạc.
[66]
Khúc a-ri-a, trích từ vở ô-pê-ra của nhạc sĩ Nga A.X.
Ðargơmưgiơxki (1813-1869).
[67]
Một số âm bắt chước tiếng Ý, các sinh viên nói nghịch. Ðây nói tới
khúc a-ri-a trong vở ô-pê-ra “Anh thợ cạo thành Xevin” của Rôssini (1792-
1868); “Rigôléttô” và “Tơraviátta” là những vở ô-pê-ra của Verđi (1813-
1901); “Gughenôtư” - vở ô-pê-ra của nhạc sĩ Mâyerbar (1791-1864).
[68]
Nói sai trong nguyên bản, cốt để tỏ sự vô học của mấy người đó.
[69]
“Báo Maxcơva” - tờ báo chính trị văn học ra hàng ngày, xuất bản từ
1881 đến 1918.
[70]
[71]
Baden Phơrăngxoa Asill (1811-1883), thống chế Pháp chỉ huy quân
đội trong chiến tranh Pháp Phổ và bị quy tội phản quốc năm 1872.
[72]
Aiđa - nhân vật chính trong vở ô-pê-ra cùng tên của Verđi.
[73]
“Nhiva” - tạp chí văn học nghệ thuật và phổ biến khoa học, có minh
họa, ra hàng tuần. Lưu hành ở Pêtérburg từ 1870 đến 1918.
[74]
[75]
Bairơn Gioócgiơ Nôn Gorđôn (1788-1824) - nhà thơ lãng mạn vĩ
đại người Anh.
[76]
Sếchxpia Ulyam (1564-1616) - nhà viết kịch và nhà thơ vĩ đại người
Anh.
[77]
Trích trong một bài ca tôn giáo. Nhạc của Ð.X. Boóctơnhianxki
(1751-1825), lời của M.M. Khêraxkốp (1733-1807).
[78]
Nói phỏng theo một câu trong vở bi kịch “Hămlét” của Sếchxpia.
[79]
Vương quốc Ba Lan - tên gọi phần nước Ba Lan, thuộc nước Nga,
theo quyết nghị của hội nghị quốc tế ở Viên 1814-1815. Tới năm 1918, lãnh
thổ của Vương quốc Ba Lan trở thành bộ phận cơ bản của nước Ba Lan.