TRUYỆN NGẮN CỦA TRUNG KIM - Trang 51

phải có thịt bò giò heo mà răng lại từng lát thịt heo luột như rứa!”. Chủ
quán xổ ra một tràng giọng Quảng: “Lạ, lạ chi mà lạ hè! Bún bò Huế như
rứa chứ reng lạ! Bà ăn bún bò Huế chưa nà? Tui bán bún bò Huế mụ Rớt
bao nhiêu năm rồi đó nghe!”. Đúng như cô tôi nói, tôi ăn mà tưởng chừng
như mùi vị của hủ tíu. Nhưng tôi chợt nhận ra một điều mà trước đây khi
tôi bắt gặp đâu đó trên đường phố Sài Gòn treo biển bán bún bò Huế mụ
Rớt thì tôi nghĩ đơn giản là do mụ Rớt đã vào Sài Gòn ở rồi mở tiệm bán
bún bò Huế mà thôi. Bây giờ thì tôi đã hiểu, hóa ra chỉ một gánh bún bán
rong như thế mà trở thành một thương hiệu nổi tiếng ở đâu cũng biết.

Nỗi buồn của cô tôi không ăn được một tô bún bò Huế giống như xưa
lan tỏa đến cả vợ con tôi. Vợ tôi cho rằng, sở dĩ không giống là vì không
có món ruốc chính gốc Huế để nêm vào nồi nước dùng. Bún bò Huế phải
nêm bằng ruốc Huế là chính chứ không phải nhờ vào bột ngọt. Nhưng cô
tôi cho rằng, chuyến trước về Huế cô đã đi ăn khắp thành phố mà cũng
chẳng thấy giống như xưa. Bó tay! Nhưng vợ tôi thì không bó tay, bởi cô ấy
cũng thường nấu bún bò Huế cho cả nhà ăn. Cô ấy tin chắc vào món ruốc
mà mình gởi mua từ Huế vào. Còn tôi thì quyết định tái hiện lại khung cảnh
nấu bún bò Huế trong nhà với nồi bầu, vá múc, thúng, mẹt…và chỉ ăn bún
bằng cách và, húp thôi.

Vợ tôi đang hầm cho mềm thịt trên bếp ga nhưng tôi vẫn thấy thiêu
thiếu một điều gì đó. Và tôi chợt nhớ ra làn khói bay bay từ củi lửa dưới nồi
bún của mụ Rớt. Thế là tôi phóng xe đi tìm mua một bếp lò và một bó củi.

Khi vợ tôi bưng đến cho cô tôi một tô bún, chưa kịp ăn mà bỗng dưng
cô tôi rơm rớm nước mắt. Còn tôi thì cũng đã nhận ra hương vị đặc trưng
bún bò Huế của mụ Rớt ngày xưa. Chính cái mùi khói củi hòa lẫn với mùi
vị bún bò Huế tạo nên một hương vị đặc biệt khó tả của bún bò Huế mụ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.