Tôi nói: “Anh, chỗ này vốn không có dưa”.
Anh tôi giơ bàn tay to tướng lên bốp vào đầu tôi một cú đau điếng.
“Láo! Mọi quả dưa lớn nhỏ xanh hay chín trong ruộng này tao nhớ như in,
mày hãy nhanh lấy ra đây”.
“Anh, quả dưa này không lấy ra được nữa, em cho người đi đường ăn
rồi, người ta bị ốm...”.
Anh tôi lại đá cho tôi một cái: “Cho người đi đường ăn à? Người đi
đường nhiều thế, mày đều cho à? Ai ốm? Quả dưa này mày ăn vụng chứ
gì?
Thật nhục nhã...”. Nói đoạn, anh đá vào mông tôi lia lịa.
Trưa hôm đó anh không cho tôi ăn, cha tôi đưa bát cơm vào tay tôi,
anh giằng lấy. Cha tôi mắng anh: “Thằng cả, mày hơn nó mười bốn tuổi,
cũng bằng nó sao?”.
Anh tôi bảo: “Nó ăn dưa no rồi còn ăn cơm làm gì? Đói một bữa mới
hay, không thì nó sẽ chẳng nhớ đâu!”.
Tôi bảo: “Bố ơi, con không đói, con đã uống nước ở ngoài ruộng rồi,
bụng con đang no...”.
Sau đó khoảng nửa tháng, một hôm gió nhẹ mưa lất phất, tôi đang
đứng canh dưa thì trên đường cái lại vang lên tiếng chuông đồng. Tôi
ngẩng đầu nhìn. Ông lão và người phụ nữ đi thăm người con gái trở về,
đang đứng ở ruộng dưa, người phụ nữ xuống lừa, vẫy tay gọi tôi.
Tôi vẫn còn nhớ cái mông đau như dần của mình. Chẳng phải họ lại
muốn ăn dưa đó sao? Thấy tôi hơi ngần ngừ, ông lão và bà vợ tươi cười đi
tới, bà ấy cầm đôi giày mới dúi vào lòng tôi:
“Con trai, cháu đi thử xem có vừa không?”.
Ông lão đặt một đồng tiền vào tay tôi: “Cháu bé, trả cho cháu, đây là
tiền ăn dưa lần trước”.
Tôi không hề khóc khi bị anh đánh, song lần này tôi lại ôm lấy người
phụ nữ ấy khóc rống lên, nói: “Mẹ, con không cần, cái gì con cũng không
cần”.
Mắt ông già rưng rưng: “Con trai, đây là tình nghĩa, sao lại nói không
cần? Cô ấy là thím cháu, không phải là mẹ cháu, đã được cháu cứu sống.