nhẫy, xem xét, sắp đặt xong vừa quay mình định đi, không ngờ bị lão hành
khất chặn đường, hỏi:
“Ông là Lỗ Ban sống à?”.
Lỗ Ban sống nhìn, thầm đánh giá ông lão, thấy ăn mặc tồi tàn thì tỏ ý
khinh thường, hừ một tiếng định bước đi, nhưng lại nghe ông lão nói:
“Chậm lại đã. Ông đã là Lỗ Ban sống thì tất nhiên thông cả ba nghề. Chẳng
giấu gì ông, lão là thợ đá, hôm nay muốn thi tay nghề với ông, chẳng biết
có được không?”.
Tên ăn mày này muốn đọ với ta? Lỗ Ban sống tức giận, nhưng khi
thấy bao con mắt đang hồi hộp trông đợi bèn gật đầu kẻ cả: “Được, thi thế
nào đây?”.
Ông lão ăn mày bình thản: “Thi đục dưa hấu.
Trong ba ngày xem ai dùng đá đục thành quả dưa như thật”.
Lỗ Ban sống mỉm cười: “Được, ba ngày”.
Lỗ Ban sống về nhà, tự đi chọn những tảng đá đẹp, đem hết tài sức ra
đục đẽo. Đồ đệ thì không ngừng báo cho thầy những thông tin về lão ăn
mày, bảo rằng ông ta kiếm đâu được hòn đá chẳng ra gì, cũng đang đóng
cửa làm bài thi.
Ngày hẹn đã đến, đồ đệ lớn bé của Lỗ Ban sống và trăm họ chen chúc
đến xem kết quả cuộc so tài. Họ thấy Lỗ Ban sống sai người bưng ra cái
khay phủ khăn đỏ rồi tự tay mở ra: một quả dưa hấu to có cả cuống cả lá
sọc văn nằm trên khay. Lập tức tiếng reo hò vang dậy. Đến lượt lão ăn mày,
mọi người thấy lão chẳng vội vàng cũng không trang trọng gì, ôm ra một
quả trứng đá, tròn không ra tròn, bẹt không ra bẹt, khiết tất cả cười ồ lên.
Lỗ Ban sống nói: “Đây mà gọi là dưa hấu được ư?”.
Ông lão nghiêm nét mặt: “Dưa hấu của ngươi tuy đẹp nhưng chỉ nhìn
mà không thể ăn. Dưa của ta khó coi nhưng là ruột đỏ hạt đen”.
Nói đoạn ông vứt quả dưa lên bàn, vớ lấy cái dùi gõ nhẹ lên, quả dưa
lập tức nứt làm hai. Bên trong đúng là hạt đen nhánh ruột đỏ tươi, phút
chốc tỏa hương khắp gian nhà.
Đám đông ngây ra, khi tỉnh lại thì lão ăn mày đã biến mất.