chìa cái lưng cong ra, dưới chân nước chảy ào ạt. Khắp người thầy ướt sũng
hơi thở, nghe như kéo đàn gió. “Đến đây!”, thầy ngồi xổm, chìa cái lưng
cong về phía tôi.
“Không!”, tôi từ chối, “tự con sẽ qua được”.
Nhưng đó là nói dối, nước chảy cuồn cuộn, ngọn sóng đuổi theo nhau,
chỉ nhìn cũng đủ chóng mặt. Huống hồ nước lại ngập đến rốn tôi.
“Lên đây, con trai”. Thầy giục, cái lưng cong của thầy không động
đậy, đợi tôi trèo lên.
Tôi rân rấn nước mắt, làm thế nào đây?
“Đừng xấu hổ, như ông cõng cháu ấy mà, các bạn đang đợi kìa”.
Thầy đã không chấp nhận lời từ chối ngầm của tôi. Nhắm mắt lại, tôi
run rẩy bò lên cái lưng còng ấy. Tiếng sóng ào ào bên tai. Tôi nằm sấp, bám
chặt vào lưng thầy.
Lúc sắp lên bờ, thầy như loạng choạng nhưng bàn tay to rộng của thầy
vẫn giữ chặt tôi.
“Đến bờ rồi phải không?”. Thầy hỏi.
“Vâng, đến rồi”. Tôi từ trên lưng thầy tuột xuống bờ đất cứng đứng
lặng.
Thầy thì như không đứng dậy nổi, mệt mỏi ngồi bệt xuống, cái miệng
thiếu hai răng cửa thở phì phò. Thầy cười cay đắng: “Già rồi! Già rồi. Khi
còn cõng cha mẹ các con thầy không như thế này đâu”. Dáng của thầy thật
giống cái cầu cong sụp đổ. Thở một lúc thầy đứng dậy, chúng tôi đỡ thầy đi
vào lớp. Nhị Thanh bảo tôi: “Thầy hiệu trưởng cõng cậu qua sông, không
phải đi mà là bò”. Từ “bò” ở vùng tôi dùng để chỉ người với ý chê bai. Tôi
ghét nó nói thầy hiệu trưởng bò, cố nén để không đạp cho nó một cái.
Mùa thu năm đó tôi chuyển trường, đi học nơi khác. Thầy cũng đã ra
đi, và cũng không dạy học nữa. Chẳng mời được ai về thay thầy. Bây giờ
thì quê tôi đã xây trường tiểu học mới, mang tên Hy vọng. Nhị Thanh giờ
làm trưởng thôn, nói: “Xây cả một cái cầu cong đây!”. Thế là có môt cái
cầu để học sinh dễ dàng đến trường.
Nhiều năm trôi qua, những cái cầu tôi đã đặt chân lên so với quãng
đường thời niên thiếu thì nhiều hơn, dài hơn, hoành tráng và đẹp đẽ hơn