Phòng học im phăng phắc. Thầy Vương đưa ánh mắt uy nghiêm nhìn
khắp lượt rồi bảo từng em ra khỏi lớp, mỗi đứa cầm lấy một thân cây lúa
mạch.
Rồi thầy cầm thân lúa mạch của mình đứng ở cửa lớp. lại cho từng
đứa đi vào, để khi qua cửa, lấy thân lúa mạch trên tay chúng đo với thân
trong tay thầy.
Đến học sinh thứ 19, nó không dám nhìn lên thầy giáo. Đem thân lúa
mạch của nó so với của thầy thì ngắn hơn một đoạn, rõ rằng là nó mới ngắt
bớt đi. Nó lập tức khóc òa lên.
Mười năm sau, đứa trẻ ấy tốt nghiệp phổ thông, về quê dạy học, gọi là
thầy Lý. Thầy Vương đã được điều về trường tiểu học thị trấn. Thầy Lý về
thay thầy, lại dạy trong cái lớp mà mười năm trước mình đã từng ngồi học.
Hôm đó vừa hết giờ, một học sinh nữ tên là Linh Tử mếu máo tìm
thầy, mách rằng vừa bị mất cái đồng hồ điện tử đeo tay bà cô ở trong thành
tặng nhân dịp sinh nhật nó, mà lúc ngồi học nó còn lôi trong cặp ra ngắm
nghía... Thầy Lý bảo cho cả lớp biết, nghiêm khắc phê phán hành vi này, và
hy vọng em nào lấy sẽ chủ động trả lại. Nhưng hai ngày đã trôi qua mà
không thấy gì...
Đêm xuống, thấy Lý ngồi dưới ngọn đèn nghĩ đến chuyện thân cây lúa
mạch mười năm trước, cái tay phải này đây cầm thân cây lúa cứ run bắn
lên. Ngày thứ ha, thầy kể cho cả lớp nghe chuyện đó, rồi bảo: “Em học sinh
lấy cái đồng hồ sẽ không dùng những cách tương tự thế này. Nếu nó không
chịu trả, thầy sẽ vào thành phố mua cho Linh Tử cái đồng hồ khác, tin rằng
sau khi hiểu ra, em kia sẽ hối hận và sẽ biết phải làm thế nào để trở thành
con người chân chính”.
Nói xong, thầy Lý ngầm than thở: “Ngay những lời này chẳng biết các
em có hiểu nổi không. Có lẽ là không.
Khấu Tử bàn luận: Cách làm của thầy Vương không thể chê trách.
Trộm cái bút máy chẳng phải chuyện to tát gì nhưng đối với trẻ thì có thể là
bước đầu tiên trượt xuống vũng lầy. Bây giờ trộm nhỏ, mai kia thì sao? Thế
là thân cây lúa mạch bé nhỏ đã khiến cho kẻ mắc lỗi ghi xương khắc cốt
đến tận mười năm sau, nhất là việc người ấy tự kể ra câu chuyện đáng xấu