đều là những thứ đáng tiền. Nhưng Hám Minh Đức vẫn không bắn hươu.
Người trong thôn bảo, hai mươi năm trước pháo thủ Hám Minh Đức là tay
thiện xạ, chân chạy như lướt, con mắt làm cháy cỏ. Lợn rừng, bào... đã nhìn
thấy là khó thoát. Ông ta nuôi ba chó săn, con nào cũng to như trâu đực, trẻ
con sợ không dám đến gần. Con chó tên gọi là Hoàng Tử, lông vằn như hổ,
mắt sáng như đèn, chạy trên tuyết như gió. Trước khi chết, Hoàng Tử đã bị
thương mấy lần. Lần nào cũng đều tự tay Hám Minh Đức khâu và băng vết
thương rồi tiêm cho hai ống kháng sinh tiêu độc 400.000 đơn vị. Khi
Hoàng Tử chết, ông chôn nó sau nhà, với chiếc quan tài nhỏ. Ông nói:
“Những ai chơi súng đều có thể săn được con bào. Con này phản ứng
chậm, rất đần độn”.
Cho nên, người xưa mới ví ai ngu đần là “con bào ngốc nghếch”. Khi
phát hiện ra con bào thì đầu tiên hét lên một tiếng, nó đứng ngay lại. Tư thế
chạy của nó cũng rất dễ thấy, ngẩng cổ chạy theo hình cung. Nó rất sợ máu.
Dù không bị thương đến chết nhưng ra máu nhiề, sợ quá nó cũng chết. Săn
gấy thì không thể một người, mà dù hai người song không đồng tâm cũng
không săn được. Săn gấu, bắn xong một phát là phải mau chóng đổi chỗ vì
gấu không sợ người. Bị bắn, nó vẫn ngẩng đầu tìm, nếu bạn chạy thẳng, nó
có thể đuổi bạn chạy đến chết. Gấu vốn hung hãn, tàn nhẫn.
Đừng tưởng bình thường nó chậm chạp ngu ngơ, khi đã liều mạng,
tấm thân cục mịch ấy sẽ y hệt bức tường... bắn lên trời thì được, bắn xuống
đất thì không, vùng thận và gáy tuyệt đối cấm. Đừng tưởng mắt nó nhỏ, khi
nghe có tiếng súng thì mắt nó giương ra như mắt ốc nhồi. Ai bảo gấu không
ăn thịt người. Có đấy. Gấu đã từng ăn và thấy người là vồ vì đã vừa miệng
với thịt người rồi. Loại gấu này, sau khi chết lột da, mỡ không trắng mà
vàng sẫm. Đánh gục được gấu thì phải nhanh tay lấy mật, chậm thì mật tiêu
mất. Mật gấu chia ra làm nhiều loại: mật đồng, mật sắt, mật cỏ. Nước mật
đồng màu vàng đỏ, mật sắt màu xanh đen, mật cỏ màu cỏ xanh. Trong ba
loại này thì làm thuốc công hiệu nhất, giá đắt nhất là mật đồng.
Hám Minh Đức cũng đã một mình săn lợn rừng, ở đây gọi là “Đả Tam
Xác”[2]. Con lợn rừng chạy đến rùng rùng, gây tiếng động lớn. Còn chỗ nó
chạy qua thì cây cối đổ gãy răng rắc. Săn lợn rừng thì phải đứng đầu chứ