SERENADE
GEORGE BERNARD SHAW
(NOBEL 1925)
Kỷ niệm ngày sinh lần thứ 40, tôi tổ chức một buổi diễn kịch, là truyền
thống vốn có tiếng từ lâu tại nhà riêng của tôi ở Beckenham. Như lệ
thường, kịch bản do tôi tự viết, đó là một câu chuyện cổ tích, gồm ba màn,
ý đồ xuyên suốt là tiếng tù và thần diệu của một chàng hoàng tử Ba Tư.
Các vở diễn của tôi vốn có tiếng nên cũng không cần phải mô tả tỉ mỉ các
diễn biến của chuyện. Tôi chỉ thấy cần phải lưu ý độc giả một chi tiết quan
trọng ở màn hai, đó là khi ngày hội bị cắt ngang bởi tiếng tù và của chàng
hoàng tử thổi vọng lên từ giữa lòng núi nam châm, nơi chàng bị mụ phù
thuỷ gian ác cầm tù. Tôi đã mượn một nhạc công thổi kèn coócnê từ dàn
nhạc của tôi đến thổi kèn co thay cho tiếng tù và. Anh ta sẽ được ngồi
không phải ở trước sân khấu mà là bên dưới nhà, trong gian đại sảnh, nhằm
tạo ra một ấn tượng về một khoảng cách xa xăm.
Cuộc vui bắt đầu khá suôn sẻ. Có thoáng vẻ thất vọng hiển nhiên khi mọi
người được biết tôi sẽ không sắm vai trong vở diễn. Nhưng khách khứa
cũng vui vẻ thể tất khi nghe tôi trình bày nghĩa vụ hai mang của mình, vừa
là chủ nhà lại vừa là đạo diễn. Chỗ ngồi tốt nhất trong phòng diễn dành cho
nàng Linda Fitznightingale kiều diễm. Ghế cạnh đó tôi định để cho mình đã
bị chàng Porcharlester êm thấm chiếm mất. Đó là một người đàn ông trẻ
nhã nhặn, có chút khiếu của một giọng nam trung yếu nhưng lại không đủ
chuyển sang một giọng nam trầm.
Bởi thẩm mỹ âm nhạc của nàng Linđa rất cực đoan nên trong mắt nàng,
thành tích ít ỏi của chàng Porcharlester khiến anh ta chiếm được chút ưu
thế hơn so với những người đàn ông tử tế và già dặn khác. Tôi quyết định
cắt ngang cuộc chuyện trò của họ khi vừa được rảnh rang ít phút. Đã thành