thu mà chúng tôi chẳng xá gì. Chúng tôi ngồi chờ đến ngày có những lời lãi
lớn, do đó không cảm thấy có gì là tai hoạ cả.
Mà tai hoạ thì nó đã đến nơi rồi kia, lại là tai hoạ đến đâu nữa ấy chứ. Công
việc của chúng tôi đã gần đến lúc ăn nên làm ra, thì đột nhiên xảy ra một
chuyện lôi thôi kinh khủng. Buổi sáng chúng tôi vừa uống no trà xong, -
hôm ấy chả là ngày lễ mà lại.
- Tôi còn đang đứng vẩn vơ cạnh túp lều thì bỗng thấy có người của nhà
thờ tiến vào nội cỏ. Bố tôi lại đi chặt bắp cải mất rồi. Hôm ấy tuy gió to,
nhưng trời đến là sáng sủa, tôi cứ mải nhìn, nên không thấy có hai người
đàn ông thình lình đến ngay cạnh mình lúc nào không hay. Một người là
ông linh mục cao ơi là cao, mặc áo thụng xám, tay cầm gậy, mặt mày sây
sẩm, xám ngắt, mái tóc hệt như bờm một con ngựa đẹp đang dựng lên tua
tủa trong gió, - còn người kia là một nông dân bình thường, người làm của
ông ta. Họ tiến đến sát tận lều. Tôi khép nép, cúi đầu chào mà rằng:
- Kính lạy cha. Đội ơn cha có lòng hạ cố.
Nhưng tôi thấy ông ta có vẻ mặt dữ dằn, buồn bực, cũng chẳng hề đưa mắt
nhìn tôi mà chỉ lấy gậy đập nát những cây cói.
- Thế bố mày đâu ? - ông ta hỏi.
- Bố con đi chặt bắp cải rồi ạ. Nếu cần thì con có thể đi gọi về. Mà chính bố
con đang về rồi kia.
- Ờ vậy thì bảo bố mày nhặt nhạnh hết đồ đạc cùng với cái thứ xamôvar
ghẻ lở này rồi cuốn xéo khỏi nơi này. Từ nay trở đi tuần phiên của tao sẽ
đến đây canh gác.
- Sao lại canh gác ạ ? - Tôi nói. - Chúng con đã nộp cả tiền tới chín chục
rúp cho công nương rồi mà. Sao cha làm vậy, thưa cha ? (Tôi tuy còn nhỏ