- Naxti ([45]), sao em lại buồn đi như vậy ?
- Thế đấy, em đâu thiếu nỗi đau khổ ?
Tôi lại còn thở dài, nín lặng và đưa tay lên chống lấy má.
- Nhưng có chuyện gì cơ chứ ? - Cậu ta nói.
- Người nghèo thì có thiếu gì chuyện nghĩ ngợi, mà nào có ai lo hộ cho họ ?
Em cũng chẳng muốn đem những câu chuyện ấy ra nói để làm cho cậu
chán ngán.
Ờ thế mà cậu ta cũng mau chóng đoán biết được đấy. Tôi đã bảo cậu ta
thông minh mà lị, chẳng kém gì những người mạnh khoẻ đâu. Có một lần
tôi đến chỗ cậu ấy, - câu chuyện xảy ra, như hiện nay tôi nhớ được, - là vào
ngày lễ thánh giá, trời hôm ấy sạo mà âm u, ẩm ướt, có sương mù, trong
nhà mọi người đều đi ngủ trưa cả, - tôi bước vào buồng cậu ta với đồ khâu
trên tay (hôm ấy tôi đang khâu vá gì đó), ngồi vào bên giường, và chỉ đến
lúc bấy giờ tôi mới tính chuyện thở dài, mới tính chuyện lại giả vờ buồn rầu
để dần dần gợi cho cậu ta suy nghĩ và tự mình nói ra. Như hiện thời tôi nhớ
được thì cậu ta nằm, mình bận một chiếc sơ mi màu hồng, mới nguyên
chưa giặt, mặc quần ống màu xanh lơ, đi đôi ủng ngắn mới, ống ủng đánh
véc ni, vắt chân chữ ngũ, đưa mắt liếc nhìn. Tay áo thì rộng thùng thình,
quần lại càng rộng hơn, mà chân tay lại như que tăm; đầu thì nặng, to, mà
mình thì bé tí tẹo, - thậm chí chỉ nhìn cũng đã thấy ngán rồi. Thoạt trông thì
tưởng là một thằng bé con, thế nhưng mặt thì lại già cấc, mà ria lại rậm
(mặc dù có vẻ hơi tre trẻ một chút, do cạo râu đấy thôi). Cậu ta hầu như
ngày nào cũng cạo râu vì râu đã bắt đầu lún phún, hai tay đã đầy tàn nhang
thì chớ, lại còn mọc đầy lông màu hung hung. Tôi đang kể là cậu ta nằm,
tóc chải lệch, rồi cậu ta quay mặt vào tường, lấy tay cạo cạo vào tấm thảm
treo tường và bỗng gọi:
- Naxti !