chí, họ có thể bị rắc rối khi trở về nước (chuyện này xảy ra mấy năm trước
cuộc cách mạng của Khơmeini).
Đến đây, không làm ồn ĩ gì thêm nữa, chúng tôi bắt đầu tiến ra vườn đằng
trước. Ở đó, chiếc mini-buýt đã ì ầm nổ máy. Chẳng buồn chào từ biệt mấy
bà say đang la đà chệnh choạng xuống cầu thang rồi đi dọc cầu thang tìm
“vị trí” của mình, hoặc đám thanh niên vẫn đang lầm lì bước, mắt cụp
xuống, chúng tôi cứ chen giữa bọn họ đi ra lên xe.
Tôi chẳng thấy bóng dáng những gã gác đêm lẽ ra phải giám sát việc ra đi
của chúng tôi mà chỉ thoáng thấy đầu và hai vai của nữ y tá cao vọt lên bên
trên đám người lom khom nọ. Nhưng vào những phút cuối cùng của chúng
tôi trong ngôi nhà, tôi nghe thấy từ phía cái “cây mưa thông minh” chưa
bao giờ hiển lộ trước mắt tôi từ bóng đêm, một phụ nữ gào lên hai ba lần
những tiếng nức nở, to đến nỗi tưởng như người bà ta bị xé ra vì đau khổ.
Với những người khách trẻ phóng xe máy cả đằng trước lẫn đằng sau,
chúng tôi lao nhanh trên con đường núi ngoằn nghèo mà dốc đứng như một
cuộc chạy trốn tuyệt vọng. Nhưng trong bóng tối trên xe buýt vang vọng
của tiếng nức nở nhưng vẫn dội lên quanh chúng tôi, và ngay cả bộ mặt của
nhà thơ Beatnik (cho đến trước đó một lát, ông ta vẫn còn cười ầm ĩ) cũng
đượm một vẻ mặt buồn đăm chiêu không mấy khác cái vẻ u ám của hai vị
đại biểu Iran và Triều Tiên đang ngẫm ngợi về những tiếng vang có thể của
vụ Xìcăngđan này ở đất nước độc tài của họ. Tuy nhiên mặc dầu tất cả
những cái đó, giờ đây nghĩ lại, tôi vẫn lấy làm lạ không hiểu sao tôi đã
không một lần ngoái nhìn ra cửa sau xe về phía cây mưa khổng lồ, chắc hẳn
nó phải lù lù vươn toàn thân đen ngòm, sừng sững đó, bất kể đêm tối mịt
mùng nhường nào, nếu như tôi dõi mắt về mạn trời đang ló ánh ngày. Lạ, là
vì tôi luôn luôn hình dung Agatha trong trí, bà ta đã chọn “vị trí” của mình
bằng cách đặt chiếc ghế ở chỗ cây và đất gặp nhau, giữa đám rễ đâm ra như
cọc rào. Agatha, người đã đăm đắm nhìn bức tranh Cô gái trên lưng ngựa
mà ngước mắt lên toà nhà thiết kế theo đường xoáy trôn ốc bất tận lên trời