đứa con gái lớn đã bỏ học. Rồi người trong bản ngửi thấy hơi tiền trong túi
Tàm nên đua nhau làm theo. Nhiều nhà trở nên khá giả, dư dật.
Trông người lại ngẫm đến mình, Sợi cảm thấy mình thua kém thiên hạ
nhiều quá. Cũng là con người, như thế chẳng phải là trời thiếu công bằng
hay sao? Sợi rất ranh mãnh. Sợi giục Phấn đi vay tiền để xây cái chuồng
lợn. Phấn bảo vay đâu bây giờ? Sợi chỉ Phấn sang nhà trưởng bản. Phấn
giẫy nẩy. Vợ trưởng bản vừa chết chưa được một năm, với lại cái người đàn
ông mới năm mươi, trông cứ thế nào ấy. Thế cái con mẹ mày, đã nghèo còn
ngu. Mày sang vay, thế nào nó cũng cho. Phấn cắn môi bước liều. Phấn ra
đến sân, Sợi gọi giật vào, bắt thay cái áo phin màu cháo lòng và loang lổ
sữa ở ngực ra, mặc cái áo lon mới màu hồng vào. Phấn răm rắp làm theo.
Đúng như Sợi nói. Chả ai ăn thịt Phấn cả. Ông trưởng bản sau khi cho Phấn
vay hai triệu bạc còn hứa hẹn rằng Phấn có khó khăn gì thì cứ sang, đừng
ngại. Người đàn bà mới hăm hai tuổi, thấy người dưng tốt thế, không nỡ từ
chối một bàn tay vừa đặt trên vai mình. Rồi Phấn run rẩy ra về, kể lại cho
Sợi nghe không sót lời nào. Sợi khôn lắm. Cứ để cái lão trưởng bản đang
phát điên phát cuồng vì đói khát đàn bà đấy đã. Sợi chỉ cho Phấn đến nhà
nào trong bản là Phấn trở về đầy tay lần ấy. Gã nào nhìn thấy Phấn cũng
dốc túi để người đẹp thấy hết cái bụng cái dạ mình. Đương nhiên là Phấn
có hứa hẹn.
Nhờ cái kế sách ấy mà Sợi mua được lợn giống, xây được chuồng lợn
và sửa lại được cái mái nhà dột kinh niên. Đó là những đồng tiền mồ hôi
nước mắt của vợ con những thằng dại gái cả. Chứ mày nào có tài cán gì?
Sợi thường ném vào mặt Phấn câu ấy trước khi đẩy Phấn bước vào màn
kịch mới.
Nhưng, sau hết lần này lần khác hò hẹn mà không thấy Phấn trả tình
như đã hẹn. Bọn đàn ông giở mặt đòi tiền. Phấn không phủi tay, nhưng lại
bảo họ đến gặp Sợi. Gặp Sợi, Sợi trơ trẽn bảo. Mày chén vợ tao rồi còn đòi
gì nữa. Mà tao cũng chả nhìn thấy cái đồng tiền của mày mặt ngang mũi