khu Greenwich Village, tìm chỗ ở khiêm tốn. Từ từ, thận trọng,
ông cầm lại cọ vẽ và tranh. Ông sống giản dị, bằng tiền kiếm
được nhờ vẽ những trang bìa tục tĩu cho các tạp chí đăng tin
giật gân. Ông không uống một giọt rượu nào nữa. Ông trở lại
thành Louis Fedj như ngày xưa, như chàng trai trẻ đầy nhiệt
huyết, tài năng, ý chí và tự tin vào vận mệnh mình.
Chế độ kỷ luật tự ý này kéo dài suốt gần tám tháng. Cuối thời
kỳ này, Louis đã hoàn tất được khoảng bốn chục bức tranh. Từ
đáy lòng mình, ông biết rằng đây là bức tranh đẹp nhất cả cuộc
đời họa sĩ của mình. Và ông cảm thấy rằng mạng sống của
chính mình tùy thuộc vào sự thành của những bức tranh này.
Rõ ràng vị giám đốc hành lang tranh rất lúng túng khi nhận
lời tiếp Louis. Tai tiếng vẫn còn vấy bẩn vào tên của Louis Fedj
khiến ông giám đốc lo lắng. Nhưng khi Louis cho ông xem
tranh, thì ông phân vân. Rồi khi nhìn kỹ hơn, ông nhận ra rằng
chữ ký là điểm chung độc nhất giữa những bức tranh này với
những bức đã làm cho lưỡi rìu sáng bóng của Auguste Bougère
chém xuống, sắc màu tươi tắn và đầy rung động; hình thể và
nội dung cảm xúc rất vững chắc đầy đặn; vật và người dễ nhận
ra; vũ công balê với cái cổ mềm dẻo, chú hề, nghệ sĩ nhào lộn,
người hát rong, người Polynesie với làn da màu sôcôla, cảnh
tượng đường phố, cầu, cây hoa lạ lùng. Rõ ràng có một khuynh
hướng mới nơi Louis Fedj và đáng để có một cuộc triển lãm.
Rốt cuộc người ta cũng thống nhất được với nhau và chẳng
bao lâu người ta bắt đầu nói về chuyện Fedj trở lại. Những người
bạn cũ lại tái xuất hiện. Tên tuổi của Louis càng lúc càng
thường xuyên hơn trên các mục thời luận nghệ thuật, nơi người
ta đặt dấu hỏi về phong cách mới của ông. Chỉ có một nhà phê
bình vẫn giữ im lặng một cách khó chịu: ông Auguste Bougère.
Khi đến ngày triển lãm, Louis Fedj, đã từ bỏ rất nhiều thói
quen cũ, cũng không còn chê bai các bữa khai mạc và đi đến
hành lang tranh. Ông căng thẳng đi bách bộ, nhìn khách lần