- Thế đấy, anh thấy không, - Minaiev nói tiếp. - quan trọng là biết dịch
ra xa đúng lúc.
Cuộc chuyện trò này để lại cho Minaiev một cảm giác nặng nề. Thôi
được, bây giờ điều quan trọng duy nhất là quyết định bổ nhiệm chính thức,
khi ấy có thể giúp đỡ Olkhovxki, khi ấy ta sẽ chẳng còn sợ gì, ngay cả
Stroiev nữa, có thể cứ giữ vững ý kiến của mình trước bất cứ một ai. Có
chính kiến ấy chưa đủ, mà đi với nó còn cần phải có địa vị phù hợp...
Những ý nghĩ đó làm ông yên lòng lại một cách quen thuộc, mỗi lần sau
một bước ngoắt ngoéo khó chịu, chúng lại tận tụy hiện ra.
Ít lâu sau từ Thành ủy có công văn gửi xuống hỏi vê bài báo của
Olkhovxki. Công văn do một cán bộ chỉ đạo của Thành ủy là Loktev ký,
kèm theo công văn có đính cả bức thư của Olkhovxki. Đọc xong thư,
Minaiev nổi giận... Chính sách hèn nhát của Minaiev đã củng cố thêm
đường lối độc tài của Stroiev... Ở cương vị như vậy đã đến lúc cho phép
mình được "hưởng sự xa hoa" là bảo vệ ý kiến của riêng của mình. - xem
kìa, anh chàng thông minh đã tự nới thắt lưng cho mình đến mức ấy đấy.
Minaiev đích thân viết công văn trả lời, ngắn gọn, cô đọng và đồng
thời cũng chết người, sử dụng hết mức tính đa nghi của Loktev mà ông biết
rõ. Olkhovxki được hình dung ra là một kẻ đáng ngờ, khó chịu, bằng những
trò eo xẹo của mình hay làm mất thời giờ của mọi người, việc anh ta nêu ra
còn chưa rõ ràng, khiếm nhã. Đôi chỗ trong thư hơi nhiêu lời. Nhưng
Minaiev biết rõ: càng nhiêu lời càng có sức thuyết phục. Đặt chữ ký lên
mặt giấy, ông lóng ngóng cào ngòi bút và tiếng ngòi bút kẹt rít trên giấy
làm ông cau mặt... Thì biết làm sao được kia chứ, ngay trước việc hoàn tất
mọi niêm hy vọng của mình, ông không thể nào lại mạo hiểm vì sự bướng
bỉnh của cậu bé con này. Tự Olkhovxki buộc ông phải viết như thế. Không
sao, không sao, sau này ông sẽ sửa chữa lại mọi chuyện. Và ông ném sự
việc của Olkhovxki vào loạt "tạm hoãn cho đến khi được đề bạt chính
thức".