nhưng hồn cô vẫn thiêng. Không ai hiểu được điều đó hơn tôị Khi tôi cầm
nén nhang trước bàn thờ tổ, qua làn khói lởn vởn trong bóng tối âm u của
bàn thờ, lần nào tôi cũng thấy cô hiện lên trước mắt tôi những vai diễn của
cộ Khi là Lưu Kim Đính, khi là Lữ Bố, khi là một gái quê, khi là một mệnh
phụ.
- Năm ấy! - Tôi thường gọi Năm Thanh là Năm. ở nhà thương Biên
Hòa, tình cờ anh gặp lại vị công tử si tình của em.
- Ông ta làm gì ở đó?
- Ông ta điên vì Năm thì phải nằm nhà thương điên chớ làm gì?
- Đừng nói chơi, anh Bạ
- Bộ hết chuyện nói chơi sao mà nói chơi về một người điên? Năm
Thanh nhìn lại tôi, biết là tôi nói thật. Năm Thanh đang vui, mặt mày đang
rạng rỡ, đôi mắt bỗng sụp xuống như bóng đêm.
- Thiệt vậy sao anh Bạ
Và tôi kể lại với Năm Thanh. Khi tôi nghe có một người điên vì tình,
tôi mừng (ác vậy) vậy là đúng "vai" của mình rồi, tôi lật đật đến thăm. Một
người điên vì tình, nhìn qua song sắt, tôi thấy quen quen. Một thanh niên,
tóc quăn từng lọn, phủ cả ót, cả mặt mày, chiếc áo sơ mi màu hột gà nát
bươm khoác qua người, chiếc quần tây trắng cũng tả tơị Hình như người
điên nào cũng thích xé áo xé quần. Khi người điên nhe răng, thì tôi bỗng lùi
lại, tôi nhận ra anh ta, người mà trong gánh hát ai cũng gọi đùa là vị công
tử si tình của Năm Thanh. Đó là chàng thanh niên tuổi độ hai bốn hai lăm,
con của một nhà giàu xứ Bạc Liêu, ruộng đất cò bay thẳng cánh, từng học ở
Sài Gòn, lấy bằng "đíp lôm".
Đêm đầu hát ở Bạc Liêu, sau khi hạ màn, giãn hát, thì có một thanh
niên ăn mặc sang trọng quần tây trắng, áo sơ mi lụa lèo màu hột gà, người