tôi là chàng sở khanh, khi Năm Thanh trong vai người đàn bà đài các thì tôi
là đức lang quân, và biết tôi là bậc đàn anh của Năm Thanh, đêm nào vị
công tử cũng nài nỉ mời tôi và Năm Thanh đi nhà hàng sau đêm biểu diễn.
- Anh Ba ơi, nếu người nào đó mời thì em đi, những vì em thấy vị
công tử này lậm quá, em sợ, anh Ba đi giùm em đị
Những lần đầu, tôi lựa lời nói cho quạ Càng ngày càng nhìn thấy cái
vẻ si mê trên gương mặt, trong đôi mắt và giọng nói của anh chàng, tôi thấy
động lòng, nói xa nói gần với anh rằng, anh nhỏ hơn Năm Thanh gần mười
tuổi, cho anh thất vọng, ngờ đâu sau đó, anh viết cho Năm Thanh... "Với
anh, em là người không có tuổị..". Có hôm, tôi khuyên anh không nên bỏ
công ăn việc làm, vừa hao tốn mà chẳg ích lợi gì thì thư anh viết cho Năm
Thanh có câu: "Tình yêu không suy tính. Và mỗi đêm anh phải đến em, vì
tình yêu cũng có nghĩa là ngắm, nhìn. Càng ngắm em càng lộng lẫỵ Càng
nhìn càng thêm yêu thương. Nhìn em như hoa đang nở. Ôi, em là đóa hoa
nở mãi không tàn".
Đọc những dòng chữ của anh, không thể không nhận anh là con người
tinh tế. Năm ấy, đào Năm Thanh vừa tuổi ba mươi, cái tuổi đầy đặn của
người đàn bà. Thật ra, Năm Thanh không phải là người đẹp sắc sảo, hay
lộng lẫy, cũng không có vẻ quyến rũ gợi tình, cũng không duyên dáng mặn
mà, Năm Thanh có một vẻ đẹp phúc hậụ Nhưng khác hơn người, Năm
Thanh có một giọng nói rất lạ. Năm Thanh không nói bằng môi, không nói
bằng lưỡi, mà như nói từ tận đáy của tấm lòng. Một giọng nói bắt anh phải
quay nhìn, phải tìm kiếm, phải lắng nghẹ Và một điều kỳ lạ hơn, sân khấu
là phông màn, là cảnh giả nhưng khi đào Năm Thanh với vai hoàng tử bước
ra sân khấu cùng với tiếng kèn tiếng trống, thì cái cảnh giả của sân khấu
bỗng lộng lẫy, uy nghi của một triều đình. Khi đào Năm Thanh là một cô
gái quê trong bộ đồ bà ba vá vai, tay cầm chiếc nón lá bước ra, thì sân khấu
là một cánh đồng quệ Và khi Năm Thanh cất tiếng thì trong rạp như không
còn hơi thở nữạ