Suốt chín năm ở R, hai đứa không gặp nhau nhưng biết là hai đứa vẫn
sống, mỗi đứa một chiến trường. Tôi về chiến trường Đồng Tháp Mười,
Mười Biện thì về chiến trường Củ Chi, lấy đó làm bàn đạp vọt vào nội
thành Sài Gòn gây dựng cơ sở. Cái nghĩa nào đó thì tôi nổi lềnh đềnh trên
chiếc xuồng ba lá, Mười Biện sống trong lòng Củ Chi thì như chìm sâu
trong lòng đất. Sau 30-4-1975, về Sài Gòn, Mười Biện được lên cấp tá, làm
trưởng gì đó của Sở Công an.
Gặp nhau, câu đầu tiên tôi hỏi:
- Vợ con mày sao?
- Vợ tao được trao đổi sau Hiệp định Paris. Nhưng trớ trêu, tao về
Nam, nó lại trao trả vợ tao ra Sầm Sơn. Tụi nó chơi tao tới cùng. Tao muốn
có thêm một đứa con gái nhưng vợ tao bị triệt sản rồi.
- Còn thằng con đồng chí.
- Đang học trường Công an, cha nào con nấy.
Tôi đến thăm nhà cô giáo Hạnh. Ba mươi lăm năm, người đàn bà bị tù
đày, với mái tóc hoa râm, thân hình gầy gò, tôi chỉ nhận ra cô giáo Hạnh
qua ánh mắt và nụ cười. Cô giáo Hạnh kể lại đoạn đời mình qua giọng nói
nhỏ nhẹ, đều đều, bình thản chau mày:
Aảnh xuống tàu tập kết ra Bắc, tôi bồng thằng nhỏ về Sài Gòn, mượn
nghề may làm trạm giao liên. Tôi bị bắt vào buổi trưa. Thật may lúc đó
thằng Minh đi học chưa về.
Cũng là tù nhưng tôi là người tù đặc biệt, vừa đánh, nó vừa hét: "Vợ
thằng công an! Vợ thằng công an! Tao đánh cho thằng chồng công an của
mày ở Miền Bắc cũng phải đau!". Khi gặp lại nhau tôi nói: "Anh làm công
an làm chi cho em bị đánh quá trời!" Anh biết ảnh trả lời sao không, ảnh
đưa tay vuốt ngực vừa cười, tôi cũng cười. Trong tù, tôi nhớ ảnh mà không