hiệu cho những chiếc xuồng đuôi tôm nhỏ máy lại. Đoàn xuồng đuôi tôm
vừa dứt, tiếng máy nổ mỗi lúc mỗi xa, tiếng la ó của người đi trên sông im
đi, những đợt sóng đuối sức lặng an dần, dòng sông vừa trở lai yên tĩnh,
anh Tám Sơn vừa định kể tiếp câu chuyện thì tiếng hát của một chiếc
xuồng nào đó lại vang tới:
ở tận sông Hồng em có biết
Quê hương anh cũng có dòng sông
Anh mãi gọi với lòng tha thiết
Vàm Cỏ Đông ơi Vàm Cỏ Đông (1)
Bài hát mang theo một âm điệu tha thiết của dân ca, đúng ra người ta
phải đơn ca, nhưng người trên xuồng đi giữa dòng sông ngược qua chúng
tôi lại đồng ca. Tôi không biết rõ trên chiếc xuồng ấy có mấy người, nhưng
nghe qua những giọng trầm đục và khàn khàn tôi đoán là bốn, năm người
đàn ông đang hát. Tôi bật cười vì bản đồng ca ồ ồ ấy, bài hát với những
giọng trầm đục như đang là là trên mặt nước, bỗng có một giọng nữ cất cao
lên: " Ơi Vàm Cỏ Đông, ơi hỡi dòng sông".
Bài hát bỗng như khác hẳn đi khiến tôi phải dừng chèo lắng nghe.
Những giọng trầm đục của những người đàn ông đã trở thành cái bè trầm,
làm nền cho giọng nữ cao đang bay chơi vơi trên dòng sông:
Nước xanh biêng biếc chẳng đổi thay dòng
Đuổi Pháp đi rồi, nay đuổi Mỹ xâm lăng
Giặc đi đời giặc, sông càng xanh trong
.........................
Ơ Vàm Cỏ Đông, ơi hỡi dòng sông...