lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên
sóng lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc
từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu, con của ba”. Cây lược ngà ấy chưa chải được
mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh.
Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây
lược ra ngắm nghía rồi cài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có
cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may
xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám, năm đó ta chưa võ trang - trong
một trận càn lớn của quân Mỹ- ngụy, anh Sáu bị hy sinh. Anh bị viên đạn
của máy bay Mỹ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ
sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết
được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi
lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ,
thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.
- Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu.
Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi
xuôi.
Các bạn ạ! Trong những ngày đen tối ấy, người sống phải sống bí mật
thì cũng đã đành một lẽ, còn người chết cũng phải chết bí mật nữa. Mộ của
anh không thể đắp cao lên được, - tìm thấy mồ mả, chúng sẽ đào lên và tìm
ra dấu vết, - cho nên ngôi mộ của anh là ngôi mộ bằng, bằng phẳng như
mặt rừng vậy. Tôi lấy dao khắc vào một gốc cây rừng cạnh chỗ anh nằm
làm dấu cho dễ nhớ.
Sống như thế và chết như thế, hỏi vậy làm sao mà chịu được? Chúng
ta buộc phải cầm súng.
Sau khi có căn cứ khá an toàn, người nhà tôi có đến thăm. Tôi định
gởi cây lược ngà về cho cháu Thu. Nhưng chị Sáu và cháu Thu không còn
ở làng nữa. Qua những lần tố cộng, những trận càn, những trận đốt làng