TRUYỆN NGẮN NHẤT LINH - Trang 5

ta nghĩ tới các truyện Nôm Tống Trân Cúc Hoa, Hoàng Trừu và cả Kiều
(Nhất Linh rất khâm phục Nguyễn Du và từng viết bình luận về Kiều).

Chất thơ của Giấc mộng Từ Lâm, Lan rừng... là chất thơ của loại

truyện truyền kỳ, truyện Liêu trai. Còn con bướm trắng trong hoài niệm của
Trường cũng là con bướm trắng trong giấc mộng Trang Chi chất thơ đó
chính là cái đẹp. Cái đẹp hiện hữu nhưng khó nắm bắt, nó như con bướm
trắng luôn chập chờn bay trong không gian và thời gian của thế giới nghệ
thuật Nhất Linh. Không gian đó là những "vùng quê xa xôi và yên lặng",
"bầu trời xanh lơ trong suốt", "khu vườn nắng vòm lá lấp lánh ánh sáng",
"màu vàng hoa chuối tây nở góc giậu"... là "bóng cây lưa thưa chạy trên áo
trắng của Loan trên đường Hà Nội". Thời gian đó là "những ngày thơ ngây
trong sạch", "những ngày chưa mắc tội lỗi"... là một ngày cuối thu "Trời
muốn trở rét" (Đôi bạn). Cái đẹp đó là sự chung thủy trong tình yêu và rộng
hơn chung thủy với chính mình. Nhất Linh rất thích cái ý của L. Tônxtôi
cho rằng, bản tính của mỗi người thực ra không thay đổi bao nhiêu, năm
tháng chỉ ghi dấu trên bề mặt của nó mà thôi.

Không phải mọi tác phẩm của Nhất Linh đều hay và có giá trị. Một số

tác phẩm giờ đọc lại thấy nhạt và đơn giản. Những tác phẩm viết sau 1945
không thật xuất sắc. Tuy nhiên rõ ràng là không ít tiểu thuyết và truyện
ngắn của ông vừa là tiếng nói của một thời, vừa là tiếng nói của không chỉ
một thời... Những tác phẩm tốt, có giá trị của Nhất Linh cung cấp cho bạn
đọc, góp phần để hiểu rõ hơn về một nhà văn rất đáng chú ý của thế kỷ XX.

Hà Nội, 9 tháng 10 năm 1999

Trịnh Bá Đĩnh

(TS. Ngữ văn)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.