phàm người đã ít tình, tất là không có tài, chỉ nửa lòa nửa sáng, sống chết
trong vòng áo-mũ, trong cuộc no-say, dù có gặp cái cảnh thanh-nhã như hoa
thơm buổi sáng, trăng tỏ ban đêm, cũng chỉ trơ trơ như cây cỏ, như cá chim
vậy !
Còn đến bậc tuyệt thế tài-tình, mặt ngọc vẻ hoa, lòng gấm miệng vóc,
, nổi tiếng đài gương, vịnh phú ngô-đồng
, khoe tài án-
bút, nếu một bậc quán tuyệt thiên-thu
như thế, lại gặp được bậc chân-
chính tài-nhân, kết-duyên tác hợp
, khi thơ ngâm hoa nở, khi đàn gảy trăng
lên, nguồn ái-ân trọn nghĩa trăm năm, truyện phong-lưu chép thành một lục,
người đương vào cái cảnh ấy đã không gặp phải nỗi khảm-kha bất bình, thì
người truyền lại việc ấy còn phải đặt ra truyện Đoạn-trường tân thanh làm
gì !
Chỉ vì dịp may dễ lỡ, việc tốt thường sai, tiếng hoàn lặng ngắt, còn trơ
bóng trúc lung-lay, mặt ngọc vắng tênh, chỉ thấy hoa đào hớn-hở. Có tài mà
không gặp được tài, có tình mà không hả được tình, tài-tình đã tuyệt thế,
gặp toàn bước khảm-kha, há không phải là con Tạo đang tay ách người quá
lắm ru ? Ấy chính là truyện Đoạn-trường tân thanh vì đấy mà làm ra vậy.
Truyện Thúy Kiều chép ở trong lục Phong-tình, ta không cần bàn làm
gì. Lục Phong-tình cũng đã cũ rồi, Tố-như-tử xem truyện, thấy việc lạ, lại
thương-tiếc đến những nỗi trắc-trở của kẻ có tài, bèn đem dịch ra quốc-âm,
đề là Đoạn-trường tân thanh, thành ra cái lục Phong-tình thì vẫn là cái lục
cũ, mà cái tiếng đoạn-trường thì lại là cá tiếng mới vậy.
Trong một tập thỉ-chung lấy bốn chữ « Tạo-vật đố tài » tóm cả một đời
Thúy Kiều : khi lai-láng tình thơ, người tựa án khen tài châu ngọc ; khi nỉ-
non tiếng nguyệt, khách dưới đèn đắm khúc tiêu-tao ; khi duyên ưa kim cải,
non bể thề bồi ; khi đất nổi ba đào, cửa-nhà tan-tác ; khi lầu xanh, khi rứng
tía, cõi đi về nghĩ cũng chồn chưn ; khi kinh-kệ, khi can-qua, mùi từng-trải