nhiệm vụ.
2.- Cảnh giác về Đạo Đức và Tác Phong Đạo Đức, vì tác phong và đạo đức
là điều kiện cốt yếu của cán bộ, thiếu tác phong đạo đức sẽ chi phối tư
tưởng, sẽ biến khả năng làm việc thiện ra việc ác, chưa kể việc thất nhân
tâm.
3.- Cảnh giác về Trí Tuệ là phát huy óc sáng tạo, sáng tác khả năng chiến
đấu của nhân vật lực sẵn có đến tột độ.
Vậy, không có sức khỏe, đau ốm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến óc sáng tạo và
thu hẹp phạm vi hoạt động của đạo đức. Không có óc sáng tạo thì dù có sức
khỏe, có đạo đức, cũng không có khả năng bồi bổ vào sự thiếu thốn nhân
vật lực, là tình trạng của một nước chậm tiến. Có sức khỏe, có óc sáng tạo,
nhưng không có đạo đức, thì sức khỏe ấy, óc sáng tạo ấy, sẽ phục vụ cho
phi nghĩa, không phải cho chính nghĩa..." [8]
Thật sự các nhà lãnh đạo của nền Đệ nhất Cộng hòa đã thấy được sự cần
thiết của một thứ vũ khí tư tưởng trong cuộc chiến tranh ý thức hệ đối diện
với Miền Bắc theo chủ nghĩa Cộng Sản. Tiếc thay đang khi họ mang hoài
bão để huấn luyện và trang bị cho cán bộ và nhân dân Miền Nam thứ vũ khí
cần thiết này, thì Hoa Kỳ, người bạn đồng minh của chúng ta, đã không
chia sẻ cùng một tâm thức như vậy.
1.2. Khu trù mật và Ấp chiến lược.
Trước khi nói đến các cơ cấu trên đây, thiết tưởng cần nhắc đến chính sách
Dinh Diền được tổ chức trước đó để thấy rằng các nhà lãnh đạo của nền Đệ
nhất Cộng hòa đã có một cái nhìn xuyên suốt trong chính sách an dân của
mình.
Ngày 17.9.1954, Thủ tướng Ngô Đình Diệm ký nghị định số 928-NV thành
lập Phủ Tổng Ủy Di Cư Tị Nạn, ngang hàng với một bộ trong Nội các, do
ông Ngô Ngọc Đối làm Tổng Ủy Trưởng. Bên cạnh đó, vì số người Công
Giáo di cư gần khoảng 70% trên tổng số tị nạn nên có một tổ chức cứu trợ
tư nhân với tên Ủy Ban Hỗ Trợ Định Cư do Giám mục Phạm Ngọc Chi
điều khiển. Tổng số dân rời bỏ miền Bắc để vào miền Nam là 875, 478
người và họ được đưa đến Sài Gòn, Vũng Tàu hay Nha Trang, sau đó đi