thống cực đoan của Jerusalem, và nói với họ đại khái là: “Hãy ngắm nghía
những người này chừng nào có thể. Họ là di tích của quá khứ, là loài khủng
long trong nền tảng lịch sử. Giờ hãy chiêm ngắm họ đi, vì đến thế hệ khác,
họ không còn nữa.”
Luồng tư tưởng chính thứ hai bao gồm những người theo Chủ nghĩa
Phục quốc mộ đạo. Đó là những người Do Thái chính thống hiện đại hoặc
truyền thống, họ ủng hộ hoàn toàn cho nhà nước của người theo Chủ nghĩa
Phục quốc thế tục nhưng đòi hỏi nó không phải là vật thay thế cho giáo
đường Do Thái. Họ coi nhà nước, giáo đường, và lối sống tuân theo những
lời giáo huấn của kinh Torah phải phù hợp với nhau. Họ tin rằng việc tạo ra
Israel là một sự kiện tôn giáo, và rằng đạo Do Thái, khi được giải thích lại
trong thế kỷ XX, có thể phát triển thịnh vượng trong một nhà nước Do Thái
hiện đại. Những người theo Chủ nghĩa Phục quốc mộ đạo chiếm khoảng
30% dân số Do Thái, phục vụ trong quân đội, kỷ niệm ngày Độc lập của
Israel như một kỳ nghỉ tôn giáo mới, và gửi con cái tới các học viện giáo
dục tôn giáo của nhà nước.
Luồng tư tưởng thứ ba cũng được hình thành bởi những người theo Chủ
nghĩa Phục quốc mộ đạo, nhưng thiên về khuynh hướng Chúa cứu thế hơn.
Những người theo Chủ nghĩa Phục quốc Chúa cứu thế này chiếm khoảng
5% dân số Do Thái, hình thành chủ yếu từ phong trào người định cư Do
Thái Gush Emunim ở Bờ Tây. Đối với họ, việc tái sinh nhà nước Do Thái
không đơn giản là một sự kiện tôn giáo; nó là giai đoạn đầu tiên trong tiến
trình để tiến tới đỉnh điểm là sự xuất hiện của Chúa Cứu thế. Theo quan
điểm của họ, nhà nước là một công cụ cần thiết để đem lại Chúa Cứu thế,
và hoạt động chính trị của Israel, các chính sách phòng thủ và đối ngoại nên
dành hết cho kết cục này. Điều đó có nghĩa là, một cách cụ thể, họ sẽ định
cư trên từng mét đất của Israel.
Cuối cùng là những người Do Thái chính thống cực đoan, không theo
Chủ nghĩa Phục quốc, được biết đến trong tiếng Hebrew là Haredim,
“những người này được nhồi nhét đầy nỗi kính sợ Chúa.” Họ chiếm khoảng
15% dân số Do Thái. Mặc dù người Haredim tuân thủ cao độ, họ không
thấy trong việc tái sinh nhà nước Israel một sự kiện mang ý nghĩa tôn giáo