TỪ BEIRUT TỚI JERUSALEM - HÀNH TRÌNH “ĐI ĐỂ HIỂU” TRUNG ĐÔNG CỦA MỘT NGƯỜI MỸ - Trang 370

giám đốc Viện Shalom Hartman về Nghiên cứu Phát triển Do Thái, mà tôi
cũng đã trích dẫn lời ông ở vài phần trong cuốn sách này.

Từ yeshiva Ohr Somayach tới Viện Shalom Hartman chỉ mất một đoạn,

nhưng đừng trông đợi có chuyến xe bus đón đưa bạn. David Hartman và
Nota Schiller đều học cùng một trường trung học yeshiva ở Brooklyn,
Chaim Berlin. Hartman là một huyền thoại bóng rổ thời còn đi học, và
Schiller đã thường xuyên xem ông chơi bóng. Ngày nay, có thể cả hai người
đều đã chẳng còn thường xuyên chơi bóng rổ nữa rồi. Tuy vậy, cả hai người
đều là sinh ra ở Brooklyn, được đào tạo làm giáo sĩ dòng chính thống tại
Mỹ - Hartman học mười năm cùng với giáo sĩ Joseph B. Soloveitchik,
Talmudist danh tiếng của trường đại học Yeshiva – họ bị thu hút tới Israel
bởi những quan điểm hoàn toàn khác biệt của người Do Thái về thứ mà
vùng đất đó đã là, nên là, và sẽ là. Hartman bị lực lượng dòng Chính thống
ở Israel coi như một phần tử cực đoan nguy hiểm – nguy hiểm hơn rất nhiều
so với bất cứ giáo sĩ Cải cách hay Bảo thủ nào – bởi vì ông xuất thân từ một
trung tâm đích thật của truyền thống yeshiva dòng Chính thống. Ông là một
giáo sĩ dòng Chính thống lỗi lạc ở Montreal từ năm 1960 tới năm 1971,
trong thời gian này ông còn giành được học vị tiến sĩ về triết học của Đại
học McGill. Ông di cư tới Israel cùng với gia đình năm 1971 và mở ra một
trung tâm nghiên cứu phát triển Do Thái, nhằm tạo ra một lực lượng mới
gồm các nhà tư tưởng và giáo dục nòng cốt của Do Thái, những người sẽ
dung hòa điều tốt đẹp nhất của tư tưởng phương Tây với truyền thống lệ cổ
kinh điển của người Do Thái. Viện cố gắng phát hiện ra những cách thức
đổi mới cho đạo Do Thái để cải tổ chính nó và tạo ra những cơ sở cho
thuyết đa nguyên giữa cộng đồng Do Thái và các nguồn tài liệu dung hòa
giữa đạo Do Thái, đạo Cơ đốc, và đạo Hồi. Khẩu hiệu hiện hành của Viện
là: Không chỉ có thể xác của người Do Thái rời khỏi ghetto, mà cả di sản về
trí tuệ và tinh thần của họ cũng rời khỏi đó.

Tôi thường hay trao đổi với Hartman những vấn đề bất thường tôi gặp

phải khi ở Israel, vì vậy mà hoàn toàn tự nhiên khi tôi tới gặp ông để tìm
hiểu ý nghĩa về món thịt lợn của Giora. Để trả lời câu hỏi của tôi, ông bày
tỏ quan điểm mà ông, một người theo Chủ nghĩa Phục quốc sùng đạo, cảm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.