thế giới và tôi thu hút thế giới vào Sinai. Đó là điểm khác biệt giữa những
người theo Chủ nghĩa Phục quốc sùng đạo hiện đại với người Haredim. Họ
nói rằng, ‘Tất cả đều ở trong Torah. Chẳng có gì để tôi học ở thế giới cả.
Tôi sống trong thế giới, nhưng tôi không đánh giá thế giới. Nó chẳng có gì
đưa cho tôi cả. Tôi không phải cân nhắc lại về vị trí của mình trong Torah
bởi vì những điều Kant hay Kierkegaard hay Freud viết cả. Những người
không phải Do Thái phải dạy tôi điều gì cơ chứ? Họ có phải là người Do
Thái đâu.’ Đó không phải là cách tôi nhìn nhận vấn đề. Đối với tôi, Israel
và đạo Do Thái, nên là nền tảng cho người Do Thái có thể hấp thu được
những giá trị trị tốt đẹp nhất trên thế giới và học hỏi từ đó – mà không làm
mất đi cá tính của mình. Chúng tôi không thể có đủ điều kiện để trao những
điều then chốt trong tín ngưỡng của mình cho những người từ chối tính chất
hiện đại. Nếu không thì ghetto sẽ tiếp quản Israel. Anh không bao giờ có
thể quên được quá khứ sống ở Israel. Nó ám ảnh anh từng mảnh đất, từng
góc phố. Đó là lý do tại sao anh không cải tạo được quá khứ của mình, nếu
anh không hiểu lại nó theo cách phù hợp với thế giới hiện đại, nó sẽ làm tổn
hại cho tương lai của anh.”
Ông nhắc tới Ai Cập và ông nhắc tới Sinai, nhưng sau Sinai là miền Đất
Hứa – Israel. Ông thấy ý nghĩa của mảnh đất này như thế nào?
“Ý nghĩa của mảnh đất là cho phép anh coi đạo Do Thái như một con
đường sống. Quay trở lại đất Israel là một cách nói rằng đạo Do Thái không
bao giờ chỉ có nghĩa như một giáo đường dựa trên cơ cấu tổ chức, tụ tập
những người cầu nguyện và các kì nghỉ lễ, dường như đó là cách mà người
Haredim cảm nhận. Đạo Do Thái là một con đường sống hoàn toàn có thể
đưa ra các câu trả lời cho việc làm thế nào để giải quyết những vụ đình
công của bệnh viện và bài tập về quyền lực. Nói cách khác, đối với tôi, anh
quay trở lại vùng đất này để thi hành Sinai. Tôi quay trở lại không phải để
xây dựng lại những giáo đường đạo Do Thái của các ghetto châu Âu. Tôi
quay lại vùng đất này để quay lại từ khởi nguồn – đạo Do Thái là một con
đường sống hoàn toàn, chứ không chỉ là lễ nghi.”
Như vậy là ông coi miền đất này như một thứ điều hòa giữa người
Haredim với nỗi ám ảnh của họ về lễ nghi. Thế còn về Gush Emunim thì