xuống nhìn chăm chú vào công văn mà vị sư gia để trên bàn, cố gắng tập
trung suy nghĩ.
Đặng tri huyện liếc mắt thấy lão quản gia bước vào, mang theo một khay
trà. Ông ta muốn đáp lại lời vấn an lễ phép của lão, nhưng miệng khô khốc,
tê bì hết cả. Lão quản gia vận bộ đồ xám, đầu đội mũ tròn đen, cung kính
mời trà. Hai tay run run, ông ta vội đón lấy và nhấp một ngụm, hi vọng
uống rồi hẳn sẽ khá hơn. Mà sao lão quản gia vẫn chưa chịu lui, lão còn đợi
gì nữa? Đặng tri huyện vén môi định trách, lại chợt nhìn thấy một phong
thư đặt trên khay trà.
Lão quản gia thưa, “Bẩm đại nhân, phong thư này được một khách nhân họ
Thẩm mang tới sáng nay.”
Đặng tri huyện nhìn xuống phong thư, tay vẫn còn run nên lưỡng lự chưa
muốn cầm lên. Ngoài bì thư, tên người nhận được viết đậm bằng lối
Khải
Lối Khải là phong cách viết chữ Hán ra đời muộn nhất, xuất hiện
khoảng giữa thời Đông Hán và Tào Ngụy và phát triển thành phong cách
riêng vào thế kỷ VII. Đây là kiểu chữ chính thức, phổ thông nhất trong các
kiểu viết chữ Hán hiện nay., “Đặng Cần, tri huyện Mậu Bình. Tư tín.” Góc
dưới bên trái có dấu niêm phong son của Đăng châu Tri phủ.
“Bẩm, đây là thư riêng gửi ngài, tiểu nhân nghĩ nên tự mình mang tới
trình,” lão quản gia nói.
Đặng Cân chỉ là một trong hàng trăm tri huyện, phận con ong cái kiến dưới
chân triều đình Đại Đường vinh quang. Dù có mang danh quan phụ mẫu
trên đất Mậu Bình này, ông ta vẫn chỉ là một trong cả tá tri huyện dưới
trướng Tri phủ đại nhân. Lão quản gia nói đúng, ông ta không nên để một
thân tín mang thư tay của quan trên phải đợi lâu hơn. Tạ ơn trời Phật, đầu
óc ông ta đã thông suốt trở lại.