đường chạy đến một căn trại có các gian nhà phụ to lớn bao quanh thì dừng
hẳn lại. Xa hơn tí nữa, các bụi cây nhỏ bít hẳn lối đi.
Anh gặp một bà cụ đang cào phân bên trong căn nhà kho. Dừng ngựa ngoài
hàng rào, anh cất tiếng chào:
- Chào mẹ. Bộ nhà không có đàn ông làm công việc đó thay mẹ sao?
Bà cụ tựa người trên chiếc cào, đưa tay vấn lại váy áo và nhìn anh một cách
vui vẻ. Ðôi bàn tay cần cũ dãi nắng dầm sương của bà cụ trông như tay đần
ông, chai u và sần sùi. Ðôi chân không đi vớ của cụ xỏ vào đôi giày đàn
ông to nặng.
- Chả có mống đàn ông nào cả, - bà cụ trả lởi - Anh ở đâu mà lên tận đây?
Sao không cột ngựa lại đi và vào đây làm một ly rượu với già nào?
Bước đi một cách vụng về nhưng chắc chắn như một người lao động, bà cụ
dẫn anh vào căn nhà lớn nhất. Ở đây anh thấy một cái máy ép tay và các
dụng cụ nhỏ để làm rượu. Bà cụ giải thích là đường xá vừa xấu vừa quá xa
không tiện chuyển nho đến các nhà mảy rượu ở dưới thung lũng nên họ
phai tự ép rượu lấy. Về sau anh mới biết từ "họ" ở đây ám chỉ bà cụ và con
gái của bà - một goá phụ độ hơn bốn mươi tuổi. Trước kia, lúc đứa cháu
trai chưa phải qua Phi Luật Tân đánh nhau với bọn thổ dân thì đời sống có
dễ dàng hơn.
Ánh Sáng Ban Ngày uống hết một cọc đầy loại rượu Rieshng hảo hạng, nói
chuyện dăm ba phút rồi lại xen thêm cốc thứ hai. Ðúng, họ chỉ kiếm đủ để
khỏi chết đói mà thôi. Chồng bà, cụ và bà cụ đã nhận đất này của chính phủ
vào năm 57, khai hoang và trồng trọt miếng đất đó cho đến khi ông cụ qua
đời. Bà cụ tiếp tục công việc một mình.