vàng tây
- d. Hợp kim của vàng với một ít đồng.
vàng y
- Nh. Vàng ròng.
vãng lai
- đgt (H. lai: lại) Đi lại: Non xanh, nước biếc bao lần vãng lai (Tản-đà); Kẻ
sang, người trọng vãng lai, song le cũng chửa được ai bằng lòng (Hoàng
Trừu); Tiền của là chúa muôn đời, người ta là khách vãng lai một thì (cd).
váng
- 1 d. 1 Lớp mỏng kết đọng trên bề mặt của một chất lỏng. Váng dầu. Mỡ
đóng váng. Mặt ao nổi váng. 2 (ph.). Mạng (nhện). Quét váng nhện.
- 2 t. Ở trạng thái hơi chóng mặt, khó chịu trong người. Bị váng đầu, sổ
mũi. Đầu váng mắt hoa. Váng mình khó ở.
- 3 t. 1 (thường dùng phụ cho đg.). Vang to lên đến mức làm chói tai, khó
chịu. Hét váng lên. Tiếng chó sủa váng lên. 2 Có cảm giác như không còn
nghe được gì, do bị tác động của âm thanh có cường độ quá mạnh. Tiếng
gào thét nghe váng cả tai.
vành
- 1 I. dt. 1. Vòng tròn bao quanh miệng hoặc phía ngoài một số vật: vành
thúng vành nón vành mũ tai bèo. 2. Bộ phận vòng tròn bằng sắt thép, bằng
gỗ của bánh xe: Xe gãy vành thay đôi vành xe. 3. Phần bao quanh vị trí
nào: những lô cốt vành ngoài của sở chỉ huy. II. đgt. Căng tròn, mở tròn ra:
vành mắt ra mà nhìn vành tai ra mà nghe.
- 2 dt. Cách, mánh khoé: đủ mọi vành.
vành đai
- dt Vùng đất bao quanh một khu vực: Vành đai thành phố; Vành đai dịch
vụ; Vành đai phòng thủ.
vành tai
- dt Bộ phận có hình khum khum ở phía ngoài của tai: Một đặc điểm của
ông cụ là có một vành tai rất to.
vào
- I đg. 1 Di chuyển đến một vị trí ở phía trong, ở nơi hẹp hơn, hoặc ở phía