Lịch sử thời đại văn minh.
văn phong
- dt. Phong cách, lối viết riêng của mỗi người: Văn phong của mỗi nhà văn
có một số đặc trưng riêng trau dồi văn phong.
- (xã) h. Nho Quan, t. Ninh Bình.
văn phòng
- dt (H. phòng: buồng riêng) Bộ phận phụ trách công việc giấy tờ sổ sách
của một cơ quan: Anh ấy là thư kí đánh máy ở văn phòng một trường đại
học.
văn phòng phẩm
- d. Đồ dùng cho công tác văn phòng, như giấy, bút, v.v. (nói khái quát).
văn thơ
- 1 dt. Văn xuôi và thơ nói chung: nghiên cứu văn thơ Việt Nam.
- 2 dt., đphg, cũ 1. Văn thư: công tác văn thơ. 2. Công văn: Đã gởi văn thơ
cho cơ quan X chưa?.
văn vật
- tt (H. vật: đồ vật - Nghĩa đen: sản vật của văn) Nói nơi nào có một nền
văn hoá cao: Hà-nội đã giữ được cái tiếng thủ đô văn vật cho cả nước
(HĐThuý).
văn vẻ
- t. (Cách nói, cách viết) chải chuốt, bóng bẩy. Nói một cách văn vẻ.
vắn
- tt. Ngắn: than vắn thở dài giấy vắn tình dài.
vặn
- đgt 1. Xoắn mãi theo một chiều cho các sợi bện vào nhau: Vặn thừng. 2.
Khiến chuyển động theo một chiều để cho chặt: Vặn kim đồng hồ; Vặn
khoá. 3. Xoay bấc đèn dầu để cho ngọn lửa nhỏ đi hay lớn hơn: Ngọn đèn
hoa kì vặn nhỏ bằng hạt đỗ (Ng- Hồng).
- trgt Nói hỏi dồn xem có nắm vững tri thức hay không: Giám khảo hỏi thí
sinh.
văng
- 1 d. 1 Thanh tre có gắn đinh ghim ở hai đầu, dùng để căng mặt vải, mặt