vặt
- 1 đg. Làm cho lông, lá đứt rời ra bằng cách nắm giật mạnh. Vặt lông gà.
Cành cây bị vặt trụi lá. Vặt từng nhúm cỏ.
- 2 t. (dùng phụ sau d., đg., t.). Nhỏ, bé, không quan trọng, nhưng thường
có, thường xảy ra. Chuyện vặt. Tiền tiêu vặt. Ăn cắp vặt. Khôn vặt. Hay ốm
vặt.
- 3 x. vắt4.
vặt vãnh
- tt. Nhỏ nhặt, linh tinh, không đáng kể: chuyện vặt vãnh mua mấy thứ vặt
vãnh.
vân
- 1 dt Một thứ lụa có hoa: Bà cụ bao giờ cũng kén lụa vân Hà đông để may
áo.
- 2 dt Đường cong hình thành tự nhiên trên mặt nhiều loại gỗ hoặc trên mặt
một số đá: Gỗ lát có vân đẹp; Rải rác đây đó là mấy hòn đá vân xanh
(NgKhải).
vân vân
- 1 d. (cũ). Như vân vi. Kể hết vân vân sự tình.
- 2 (thường chỉ viết tắt là v.v., hoặc v.v...). x. v.v.
vân vê
- đgt. Vê đi vê lại nhiều lần một cách nhẹ nhàng trên các đầu ngón tay: Tay
vân vê tà áo mỏng vừa nói tay vừa vân vê mấy sợi râu Miến đứng yên, hai
tay vân ve tròn cây nứa (Tô Hoài).
vần
- 1 dt 1. Âm tiết không kể phụ âm đầu, dù là bằng hay trắc đọc giống nhau
trong những câu đặt gần nhau của một bài thơ hay một quyển thơ: Trong
hai câu đầu Truyện Kiều:"Trăm năm trong cõi người ta, chữ tài, chữ phận
khéo là ghét nhau" ta và là cùng một vần; ở bài thơ Đêm mùa hạ của
Nguyễn Khuyến, trong hai câu đầu "tháng tư đầu mùa hạ, tiết trời thực oi ả"
hạ và ả cùng một vần . 2. Câu thơ: Gọi là có mấy vần mừng bạn. 3. Sự phân
tích các âm tiết trong một câu: Đánh vần. 4. Chữ cái đứng đầu các từ trong
một quyển từ điển hay trong một danh sách: Xếp các từ theo vần A, B, C;