- đgt Nói khéo để hòng lợi dụng: Nó gạ gẫm bà cụ để xin tiền.
gác
- d. Tầng nhà ở trên tầng sát đất: Gác ba của khách sạn. Gác tía lầu son.
Nhà ở sang trọng của các gia đình phong kiến thời xưa.
- đg. 1. Trông nom canh giữ: Gác kho hàng. 2. Thường trực ban đêm ở một
cơ quan: Gác ở bệnh viện.
- đg. 1. Bỏ đi, quên đi, xếp lại: Gác chuyện cũ lại; Nhiều bài báo phải gác
lại. 2. Đặt ghé lên chỗ cao: Gác chân lên bàn. 3. Thu dẹp lại: Gác mái chèo;
Gác bút nghiên theo việc đao cung (Chp).
gác bỏ
- đg. Để sang một bên, không để ý tới. Gác bỏ chuyện cũ.
gác chuông
- dt. Lầu cao trong nhà chùa, nhà thờ, dùng để treo chuông.
gác dan
- gác-dan (F. gardien) dt., cũ Người canh gác cửa ra vào ở nha sở hoặc hãng
buôn.
gác lửng
- dt Tầng phụ làm thêm ở phía trên một căn phòng: Phòng nhỏ quá, phải
làm thêm một cái gác lửng cho cháu nó ngồi học.
gác xép
- Gác nhỏ phụ vào gác khác.
gạc
- 1 d. 1 (id.). Chỗ cành cây phân thành hai ba cành nhỏ hơn; chạc. 2 Sừng
già phân nhánh của hươu, nai.
- 2 d. Vải thưa, nhẹ, vô trùng, đặt trên vết thương, dưới bông và băng.
- 3 đg. (ph.). Gạch bỏ đi. Gạc tên ba người.
gạch
- 1 dt. Viên đóng khuôn từ đất nhuyễn, nung chín, có màu đỏ nâu, dùng để
xây, lát: viên gạch hòn gạch nhà gạch sân gạch đóng gạch lò gạch màu gạch
non.
- 2 dt. 1. Chất béo vàng ở trong mai cua: khều gạch cua chắc như cua gạch
(tng.). 2. Mảng xốp nhỏ, nâu nhạt nổi lên trên mặt nồi canh riêu cua khi đun