già
- Người chị mẹ, đối với dì là em mẹ: Con dì con già.
- I. t. ph. 1. Nhiều tuổi, đã sống từ lâu: Nhường bước người già; Gà già thịt
dai; Cây già. 2. Mang tính chất bên ngoài, hình thức của người đã sống từ
lâu dù bản thân chưa nhiều tuổi: Mặt già; Tìm một chị tiếng già để đóng vai
bà lão; Lo nghĩ nhiều nên già trước tuổi. 3. ở từ lâu trong một nghề, một
trạng thái nói chung: Thầy già; Cậu ta là bạn già của mình; Chưa đến bốn
mươi nhưng đã già tuổi Đảng. 4. Nói hoa lợi để quá mức mới thu hoạch
hoặc chưa thu: Cau già; Bầu già. 5. Trên mức trung bình, mức vừa dùng,
mức hợp lý: Nước nóng già; Dọa già. Già néo đứt dây. Làm găng quá thì
hỏng việc. 6. Dôi ra một ít, trên một mức độ nào đó: Già một thước; Lấy
già một đấu. II. đ. Từ thân mật người có tuổi tự xưng hoặc người chưa già
gọi người có tuổi: Cho già miếng trầu; Mời già xơi nước.
già dặn
- t. 1 (Người) ở vào tuổi đã phát triển đầy đủ về các mặt. Mới hai mươi tuổi
mà người trông già dặn. 2 Có trình độ mọi mặt trên mức đạt yêu cầu, do đã
từng trải, được rèn luyện nhiều. Già dặn kinh nghiệm. Già dặn trong công
tác. Bút pháp già dặn, sắc sảo.
già lam
- dt., cũ, cổ 1. Chùa. 2. Nhà sư.
giả
- 1 tt 1. Không phải là thật: Giấy bạc giả 2. Giống vật gì, nhưng không phải
là vật ấy: Vải giả da 3. Làm ra để thay thế một vật gì: Răng giả; Lần theo
núi giả đi vòng (K).
- 2 đgt Làm như thật: Chị ấy vì ghen mà giả điên; Anh lười giả ốm để
không đi học; Hắn chỉ giả nghèo, giả khổ.
- trgt Bắt chước sự thật: Làm giấy bạc; Diễn viên nam đóng giả nữ.
- 3 đgt (cn. trả) 1. Trao lại cho người ta số tiền hay vật gì mình đã mượn:
Giả nợ; Giả sách ở thư viện 2. Trao lại cho người ta số tiền là giá món hàng
mình mua: Em cứ mua áo đi, anh giả tiền cho 3. Đền lại những gì người ta
đã làm cho mình: Giả ơn; Giả lễ 4. Giao lại cho người ta thứ gì mình không
nhận: Giả lại đồ lễ, Giả lại tiền thừa.