tình (Nguyễn Khuyến) Em nắm chặt bàn tay các o, Người thì lạ mà mặt
chừng quen quá (ý Nhi) Khoai ruộng lạ mạ ruộng quen (tng.) 2. Không
bình thường: Chuyện lạ phép lạ. 3. Khó hiểu: Lạ quá nhỉ? lạ thật có gì là lạ.
II. đgt. Lấy làm ngạc nhiên, khó hiểu về ai đó, về việc gì đó: Tôi còn lạ gì
nó Chuyện ấy ai còn lạ gì. III. pht. Tới độ ngạc nhiên khác thường: trông
đẹp lạ.
lạ đời
- Khác thường, ít có : Cử chỉ lạ đời.
lạ lùng
- t. 1 Rất lạ, thấy khó hiểu, hoặc làm cho phải ngạc nhiên. Những ý nghĩ lạ
lùng. 2 (hay p.). (dùng phụ sau t.). Lạ lắm, đến mức phải ngạc nhiên. Đẹp lạ
lùng.
lạ mặt
- tt. Không quen biết: toàn là người lạ mặt đến.
lạ thường
- t. Khác thường đến mức phải ngạc nhiên. Cuộc đời thay đổi lạ thường.
Nóng nực lạ thường. Khoan khoái lạ thường.
lác
- 1 dt., đphg Hắc lào.
- 2 dt. 1. Cói: Cây lác chiếu lác. 2. Cỏ lác, nói tắt.
- 3 tt. (Mắt) có con ngươi lệch về một bên: mắt lác bị lác.
lác đác
- Thưa thớt, ít và rải rác nhiều nơi : Sao mọc lác đác ; Lác đác bên sông chợ
mấy nhà (Bà huyện Thanh Quan).
lạc
- 1 d. Cây thuộc họ đậu, thân bò hay thân đứng, lá kép có bốn lá chét, quả
mọc cắm xuống đất, hạt dùng để ăn hay ép dầu. Lạc rang. Dầu lạc.
- 2 d. (ph.; id.). Nhạc ngựa.
- 3 đg. 1 Không theo được đúng đường, đúng hướng phải đi. Đi lạc trong
rừng. Lạc đường. Đánh lạc hướng. 2 Ở trạng thái lìa ra khỏi mà không tìm
được đường về lại. Con lạc mẹ. Chim lạc đàn. Bộ đội lạc đơn vị. 3 Bị mất
đi (có thể chỉ là tạm thời), vì ở đâu đó mà tìm không thấy. Lạc đâu mất hai