lái : Nặng lái quá, ngồi bớt về đằng mũi. 2. Từ đặt trước tên người chở
thuyền hoặc người buôn bán ngược xuôi : Lái đò ; Lái mành ; Lái thuốc
lào.
lái buôn
- d. Người chuyên nghề buôn bán lớn và buôn bán đường dài.
lái đò
- d. Người chuyên nghề đưa đò, chuyên chở khách và hàng hoá trên sông.
lái xe
- dt. Người làm nghề lái ô tô: Mấy ông lái xe thường ăn ở quán này làm
nghề lái xe.
lại
- I. đg. Đến một nơi gần : Tôi lại anh bạn ở đầu phố. II. ph. 1. Ngược chiều,
theo hướng về chỗ đã xuất phát : Trả lại ví tiền cho người đánh mất ; Nó
đánh tôi, tôi phải đánh lại. 2. Cũng : Thằng này lớn chắc lại thông minh
như bố. 3. Thêm vào, còn thêm : Đã được tiền lại xin cả áo. 4. Thế mà :
Thôi đã hỏng thì im đi, lại còn khoe giỏi làm gì. 5. Từ dùng để biểu thị một
ý phản đối : Sao lại đánh nó ? Tôi làm gì mà cậu lại sừng sộ thế ? 6. Một
hoặc nhiều lần nữa sau lần đã hỏng việc, lần đã xảy ra (lại đứng sau động
từ) : Xây lại nhà ; Bài làm sai, phải làm lại. 7. Một hoặc nhiều lần nữa sau
khi hết, xong lần trước (lại đứng trước động từ) : Lại xây nhà ; Phấn khởi,
cô bé lại làm một loạt bài toán khác. 8. Theo chiều giảm đi, có thể đến giới
hạn, trong quá trình diễn biến : Thu gọn lại ; Đến ngã tư xe chạy chậm lại.
- d. Từ dùng để gọi những viên chức cấp dưới ở những nha môn như đô lại,
đề lại, thư lại trong thời phong kiến : Một đời làm lại, bại hoại ba đời (tng).
lại cái
- t. (kng.). Ái nam ái nữ.
lại sức
- đgt. Trở lại thể trạng bình thường sau lúc bị mất sức: ăn uống tốt cho lại
sức chờ cho lại sức hãy đi làm.
lam
- t. Nói thứ xôi thổi bằng ống tre hay sọ dừa lùi vào lửa : Cơm lam.
- đg. Nh. Làm : Nhà có một bà hay lam hay làm (Nguyễn Khuyến).