quen biết. Làm ngơ*. Làm duyên làm dáng. 11 (dùng sau một đg.). Từ biểu
thị kết quả, đơn thuần về mặt số lượng, của một hoạt động phân hay gộp;
thành. Tách làm đôi. Gộp chung làm một. Chia làm nhiều đợt. 12 Giết và
sử dụng làm thức ăn. Làm lợn. Làm vài con gà đãi khách.
làm ăn
- đgt. Làm việc, hoạt động để sinh sống nói chung: làm ăn khá giả bận làm
ăn chí thú làm ăn mải làm ăn quên cả bạn bè.
làm bạn
- đg. 1. Trở thành bạn : Làm bạn với người tốt. 2. Lấy nhau làm vợ chồng,
lấy vợ lấy chồng : Chúng tôi làm bạn với nhau đã ba mươi năm.
làm biếng
- đg. (ph.). Tỏ ra lười. Làm biếng không chịu học.
làm cho
- Gây nên: Ai làm cho vợ xa chồng, Cho con xa mẹ cho lòng ta đau? (cd.).
làm chủ
- đg. 1. Có quyền sở hữu : Nông dân làm chủ ruộng đất. 2. Điều khiển,
quản lý hoàn toàn không bị ai chi phối : Nhân dân làm chủ đất nước. Tinh
thần làm chủ tập thể. Thái độ của nhân dân trong chế độ xã hội chủ nghĩa,
coi tài sản, công việc là của mình, mình có trách nhiệm trông nom và bảo
vệ, do đó tự nguyện làm.
làm chứng
- đg. (Người không phải là đương sự) đứng ra xác nhận những điều mình
đã chứng kiến. Làm chứng về vụ tai nạn giao thông. Người làm chứng.
làm cỏ
- đgt. 1. Dọn sạch cỏ ở ruộng vườn: bón phân, làm cỏ chẳng bỏ đi đâu
(tng.) ruộng vườn không ai làm cỏ đi làm cỏ lúa. 2. Tàn phá, giết hại hết
sạch: Bọn giặc có ý đồ làm cỏ cả làng.
làm công
- Cg. Làm mướn. Làm việc cho người khác để lấy tiền : Chế độ làm công
ăn lương.
làm dáng
- đg. Làm cho hình thức bên ngoài trở nên đẹp hơn (bằng trang điểm, chải