- dt (thực) Loài cây thuộc họ hành tỏi, thân ngầm, mầm non mềm, dùng
làm thức ăn: Người nông thôn không ăn măng tây, nhưng trồng thứ cây này
để bán cho các khách sạn.
mắng
- đg. Dùng lời nặng nêu những tội lỗi, khuyết điểm của một người.
mắt
- 1 d. 1 Cơ quan để nhìn của người hay động vật; thường được coi là biểu
tượng của cái nhìn của con người. Nhìn tận mắt. Nháy mắt*. Trông đẹp
mắt. Vui mắt*. 2 Chỗ lồi lõm giống hình con mắt, mang chồi, ở thân một số
cây. Mắt tre. Mắt khoai tây. 3 Bộ phận giống hình những con mắt ở ngoài
vỏ một số quả phức, ứng với một quả đơn. Mắt dứa. Mắt na. 4 Lỗ hở đều
đặn ở các đồ đan. Mắt võng. Mắt lưới. Rổ đan thưa mắt. 5 Mắt xích (nói
tắt). Đột bỏ một mắt của dây xích.
- 2 (ph.). x. mắc2.
mắt cá
- dt. Mẩu xương lồi hai bên của cổ chân.
mắt lưới
- dt Lỗ hở giữa bốn nút của dây lưới: Cá con lọt mắt lưới.
mặt
- d. 1. Phần trước của đầu người, từ trán đến cằm; phần trước thường dô ra
của một số động vật: Mặt mụ ta dài như mặt ngựa. 2. Nét riêng của phần
nói trên, ở người, phản ánh tính tình, tâm trạng, trí tuệ: Mặt ngây thơ, hồn
nhiên; Mặt buồn rười rượi; Mặt sáng sủa khôi ngô. Mặt sứa gan lim. Bướng
bỉnh khó dạy. 3. Người: Ba mặt một lời; Toàn những mặt quen. Mặt to tai
lớn. Người có địa vị cao trong xã hội (thtục). 4. Phần phẳng ở một phía nào
đó của một vật, thường là phía trước hay phía trên: Mặt bàn; Mặt đồng hồ.
5. Giới hạn của một khối hình học, có thể phẳng, cong hay cầu: Mặt bên;
Mặt đáy. 6. Phần của một vấn đề, coi là hoàn chỉnh và tách ra khỏi toàn thể
để xem xét, nghiên cứu độc lập với những phần khác: Phê phán nền giáo
dục tư sản về mặt phương pháp.
- t. ở bên phải: Tay mặt.
mặt hàng