TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT - Trang 766

Ngắt lời. Ngắt mạch điện.
- 2 p. (dùng phụ sau t., trong một số tổ hợp). Đến mức độ cao và thuần một
màu, một vị hay một tính chất, thường gợi cảm giác không ưa thích. Xanh
ngắt*. Tái ngắt*. Măng đắng ngắt. Vắng ngắt*. Nguội ngắt*. Chán ngắt*. //
Láy: ngăn ngắt (ý mức độ nhiều).
ngặt nghèo
- tt. 1. Quá ngặt làm cản trở, khó khăn, gây cảm giác khó chịu: kiểm soát
ngặt nghèo. 2. Khó khăn có thể dẫn đến nguy hiểm khó mà vượt được: ca
mổ ngặt nghèo ở trong hoàn cảnh ngặt nghèo giữa cái sống và cái chết.
ngâm
- 1 đgt Đọc một bài thơ với giọng kéo dài: Ngâm một câu thơ vỗ bụng cười
(NgCgTrứ).
- 2 đgt 1. Dìm lâu trong một chất lỏng: Sớm ngày đem lúa ra ngâm, bao giờ
mọc mầm ta sẽ vớt ra (cd). 2. Để lâu không làm đến hoặc không xét đến: Vì
tính quan liêu nên công việc ngâm mãi không giải quyết.
- tt Nói vật gì đã dìm lâu trong nước: Tre ; Nỡ nào để hồng ngâm chuột vọc
(BNT).
ngâm nga
- đg. Ngâm để tự thưởng thức, để thoả mãn ý thích (nói khái quát). Ngâm
nga cho đỡ buồn.
ngầm
- I. tt. 1. Kín, không lộ ra do ở sâu bên trong, bên dưới: hầm ngầm, tàu
ngầm. 2. Kín đáo không cho người khác biết: Hai người ngầm báo cho
nhau nghịch ngầm. II. dt. Đoạn đường giao thông đi sâu dưới: xe đi qua
ngầm.
ngẫm
- đgt Suy nghĩ sâu xa: Chống tay ngồi ngẫm sự đời (CgO); Trông người lại
ngẫm đến ta (K).
ngấm
- đg. 1 Đã thấm hoàn toàn một chất lỏng nào đó do đã được ngâm lâu, hoặc
đã chịu đầy đủ tác dụng của nó (có thể tan một phần trong đó). Vải đã
ngấm nước. Ngâm rượu chưa ngấm. Chè pha đã ngấm. 2 Đã dần dần chịu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.