Nhóm biên soạn
Từ điển tiếng Việt
O
o
- ,O Con chữ thứ mười bảy của bảng chữ cái chữ quốc ngữ: 1) viết nguyên
âm "o"; 2) viết nguyên âm "o" ngắn trong ong, oc; 3) dùng ở dạng lặp oo
viết nguyên âm "o" dài trong oong, ooc; 4) viết bán nguyên âm cuối "u"
trong ao, eo; 5) viết bán nguyên âm - âm đệm "u" trong oa, oe; 6) riêng
trong một số từ mượn của tiếng nước ngoài, thuật ngữ khoa học có tính
quốc tế viết nguyên dạng, thì có thể đọc như ô (thí dụ: video, photocopy).
- 1 d. Cuống họng lợn.
- 2 d. (ph.). Cô. Ông chú bà o.
- 3 đg. (ph.; kng.). Tán tỉnh (phụ nữ). O mèo*.
- Kí hiệu hoá học của nguyên tố oxygen (oxi).
o bế
- đgt. Nâng niu chiều chuộng: o bế vợ trẻ được cấp trên o bế.
ó
- 1 dt Một loài diều hâu: Như Thạch Sanh đánh ó cứu nàng tiên (Tố-hữu).
- 2 trgt Kêu ầm ĩ: Có việc gì mà la ó thế?.
oa oa
- Tiếng trẻ sơ sinh khóc.
oa trữ
- đg. Giữ và cất giấu những thứ do người khác đã lấy được một cách phi
pháp. Oa trữ của ăn cắp.
òa
- oà1 đgt. ùa, ào: nước oà vào ngập nhà Đám trẻ chạy oà ra sân.
- oà2 tt. (Tiếng khóc) to, đột ngột phát ra do xúc động bất ngờ: Biết tin mẹ
mất cô ta khóc oà lên Lúc chia tay, người mẹ ôm gục vào ngực con khóc oà
lên.
oách
- tt, trgt Có vẻ bảnh bao (thtục): Đi đâu mà oách thế?; ăn mặc oách quá.