Kinh Thánh đã được (Luther) dịch sang tiếng Đức chỉ trong thế kỷ XVI, và
họ học các cổ ngữ.
Thái độ của Hegel đối với Volk và Volkgeist là ví dụ minh họa cho mô
hình này trong các lĩnh vực khác: nhà nước có thể lấy một Volk hay Nation
làm điều kiện tiên quyết, với những lòng tin và định chế được định hình bởi
Volksgeist. Nhưng nhà nước hiện đại có thể dàn xếp, và chấp thuận các
QUYỀN dân sự cho những nhóm thiểu số là những nhóm người không
chấp nhận những lòng tin và những định chế ấy (như những người phái
Quaker, Anabaptist và Do Thái), và nó nên làm như vậy chỉ vì họ đều là
con người (THPQ, §270). Nghệ thuật có thể lấy nghệ thuật dân gian làm
tiền đề, nhưng sẽ là không thích hợp nếu nhà thơ hiện đại (như Klopstock
chẳng hạn) cố gắng làm cho người Đức những gì mà Homer đã cố gắng
làm cho người Hy Lạp bằng cách làm sống lại chư thần và các vị anh hùng
của người Đức vốn là những người chẳng có chút liên hệ nào với đời sống
hiện tại của chúng ta. Sự nhiệt tình bộc lộ trong THPT đối với tôn giáo dân
gian Hy Lạp, đối lập với tôn giáo thực định (hay thuần lý) Kitô giáo, phai
nhạt đi trong những năm sau này; ông không còn có xu hướng ủng hộ lòng
tin hay sự thực hành chỉ vì nó mang tính truyền thống và dựa vào tập tục
mà không kể đến nội dung thuần lý của nó. Trong LSTH, Hegel lên án
những nỗ lực của Schelling và Schlegel là đã đặt cái minh triết sâu xa vào
trong dân tộc được mặc nhiên xem là nguyên thủy, với ký ức nó được bảo
lưu trong thần thoại và truyền thuyết. Các truyền thuyết chẳng có ích gì
mấy đối với lịch sử.
Nhìn chung, Volk và Volksgeist càng trở nên ít có ý nghĩa khi cấp độ
văn hóa mà ta đạt tới ngày càng cao hơn. Những đặc điểm của một dân tộc
đặc thù được đánh dấu một cách đặc biệt bằng một số những hình thái nghệ
thuật, ví dụ như nhạc kịch opera của người Ý và thơ trữ tình. Chúng trở nên
ít có ý nghĩa hơn trong trường hợp TÔN GIÁO và thực sự biến mất khi ta
đạt đến triết học, hình thái cao nhất của tinh thần TUYỆT ĐỐI. Ngôn ngữ
Đức, chẳng hạn, có thể có những đặc điểm nào đó được khai thác cho