“thuyết duy tâm” đi đến chỗ biểu thị niềm tin rằng
các đối tượng xét như là đối tượng hay các đối tượng
như chúng ta (có thể) biết về chúng, đơn giản chỉ là
các ý niệm của tôi (hay của chúng ta), là những sự
cấu tạo, hay những sự phóng chiếu các ý niệm của
tôi (hay của chúng ta). Loại hình thuyết duy tâm đã
phủ bóng lên thời đại của Hegel là thuyết duy tâm
“phê phán” hay “siêu nghiệm” của Kant: có những
vật tự thân độc lập với tâm trí, nhưng ta chỉ có thể
biết về các HIỆN TƯỢNG [xuất hiện ra] của chúng
mà thôi, tức là những biểu tượng (Vorstellung của
giác tính chứ không phải Ideen của lý tính) là sản
phẩm chung của các tác động của hiện tượng lên các
giác quan của ta (các tri giác), và các mô thức của
GIÁC TÍNH của ta (các phạm trù) và các mô thức
trực quan thuần túy của cảm năng của ta (không gian
và THỜI GIAN). Thuyết duy tâm của Kant bao hàm
thuyết nhị nguyên hay sự ĐỐI LẬP giữa các hiện
tượng và vật-tự-thân và giữa các khái niệm và chất
liệu cảm tính, điều mà những người kế tục ông đã ra
sức loại bỏ. Theo cách đó, Fichte xem thế giới hiện
tượng bên ngoài, xét như một toàn bộ, là sản phẩm