TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 153

của cái TÔI TUYỆT ĐỐI. Fichte đối lập thuyết duy
tâm với “thuyết giáo điều” hay thuyết duy thực, nhất
là của Spinoza. Nhưng Schelling (cũng như Hegel)
xem thuyết duy tâm, về bản chất, bao hàm cả thuyết
duy thực: thế giới bên ngoài và thế giới TINH THẦN
là hai mặt của cùng một đồng tiền, là những thể hiện
bổ sung cho nhau của một cái tuyệt đối duy nhất,
trung tính. (Đối với Hegel, “giáo điều” có nghĩa là
“phiến diện”, khiến cho thuyết duy tâm, cũng như
thuyết duy thực, đều có thể là giáo điều).

Thuyết duy tâm của Fichte (và mặc nhiên là của

Kant) có ba phương diện: (1) về mặt bản thể học hay
siêu hình học: cái Tôi tạo ra thế giới này; (2) về mặt
nhận thức luận: cái TÔI, không giống như các đối
tượng bên ngoài, là có thể nhận biết được một cách
trực tiếp và chắc chắn, và chúng ta có thể rút ra các
đặc điểm chính của thể giới từ cái Tôi; (3) về mặt
thực hành: thuyết duy tâm không chỉ mang lại Ý CHÍ
TỰ DO theo một cách thức mà thuyết duy thực
không thể làm được, nó còn đề ra một diễn trình
hành động: cái Tôi HỮU HẠN mắc kẹt vào thế giới

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.